Bí ẩn về hai nhà leo núi vĩ đại người Anh: George Mallory và Andrew Irvine sắp đi tới hồi kết

14/10/2024 10:55
Cuộc tìm kiếm kéo dài hơn 100 năm có thể sắp đi đến hồi kết khi những vật dụng cá nhân và một phần thi thể được cho là của nhà leo núi Andrew Irvine được phát hiện trên Everest.


Tháng 6 năm 1924, nhà leo núi người Anh với tên George Leigh Mallory và cậu kĩ sư trẻ với tên gọi là Andrew "Sandy" Irvine lên đường chinh phục đỉnh Everest và bị mất tích. Họ chỉ là hai trong số hơn 300 thương vong đã nằm lại Everest cho tới ngày nay, nhưng câu chuyện của họ để lại rất nhiều bí ẩn chưa được giải đáp. Xác của Mallory đã được tìm thấy vào năm 1999, nhưng Irvine thì mãi đến gần đây mới có manh mối. Nhóm thám hiểm bao gồm các nhà leo núi của National Geographic và nhà leo núi chuyên nghiệp là Jimmy Chin - người đã giành được giải Oscar cho phim tài liệu Free Solo vào năm 2019 - đã tìm được đôi giày và tất với tên của Irvine tại độ cao thấp hơn so với địa điểm mà người ta tìm ra xác của Mallory.


Hai nhà thám hiểm cùng hành trình chinh phục Everest


George Mallory là một nhà leo núi người Anh nổi tiếng với những nỗ lực chinh phục đỉnh Everest vào đầu những năm 1920. Sinh năm 1886, Mallory là một phần của các cuộc thám hiểm sớm của Anh đến Everest, và ông nổi tiếng với ba lần cố gắng chinh phục đỉnh núi vào các năm 1921, 1922 và 1924. Tên của ông thường được gắn liền với một trong những bí ẩn lớn của thế giới leo núi: liệu ông và người đồng hành Andrew “Sandy” Irvine có đạt đến đỉnh Everest trước khi thiệt mạng trong cuộc thám hiểm năm 1924 hay không.


Nhà leo núi vĩ đại người anh George Mallory


Mallory là người nổi tiếng với câu nói: “Vì nó ở đó”, khi được hỏi về lý do tại sao ông lại muốn đánh cược cuộc sống của mình lần này đến lần khác để leo lên ngọn Everest. Trước chuyến đi vào năm 1924, ông đã tham gia một chuyến vào năm 1921 để khảo sát và lập bản đồ khu vực núi Everest với vai trò rất lớn, giúp vạch ra địa hình và xác định con đường tốt nhất cho các cuộc leo núi trong tương lai.


Sau đó vào năm 1922, ông thực hiện chuyến đi khác với nỗ lực chinh phục đỉnh núi. Lần đầu tiên trong lịch sử, những người leo núi đã lên đến độ cao “chết chóc” trên 8.000 mét, nơi thiếu oxy gây nguy hiểm đến tính mạng. Mallory và đội leo núi đã lên đến khoảng 8.225 mét nhưng buộc phải quay lại do kiệt sức và thời tiết xấu. Trong một nỗ lực khác của cuộc thám hiểm này, một trận lở tuyết thảm khốc đã xảy ra, khiến bảy người thiệt mạng.


Nhóm leo núi năm 1924: hàng sau từ trái qua là Andrew Irvine và George Mallory


Không bỏ cuộc, Mallory quyết tâm quay trở lại Everest vào năm 1924 với chuyến thám hiểm định mệnh, lấy đi cuộc sống của ông ở tuổi 37. Đội ngũ sử dụng bình oxy, một quyết định gây tranh cãi vào thời điểm đó vì cho rằng việc sử dụng oxy nhân tạo là không công bằng. Mallory hợp tác với Andrew Irvine, một nhà leo núi trẻ hơn và ít kinh nghiệm hơn, chủ yếu vì Irvine giỏi với thiết bị này. Vào ngày 4 tháng 6, ông và cậu thanh niên 22 tuổi Irvine khởi hành từ Trại cơ sở ở độ cao 6400 mét. Họ tới Trại 5 (7775 mét) vào ngày 6 và Trại 6 (8230 mét) vào ngày tiếp theo trước khi tiến hành leo lên đỉnh vào ngày 8. Họ được thấy ở rất gần Bậc thang thứ hai và sau đó thì không ai thấy được Mallory hay Irvine lần nữa, dù bình oxy của hai người đã được tìm thấy tại Bậc thang thứ nhất. Các nhà leo núi cũng đã tìm thấy cái rìu leo núi của Irvine vào năm 1933.


Sơ đồ các trại trên đường leo lên đỉnh Everest


Bí ẩn liệu Mallory và Irvine có lên đỉnh không?


Trong nhiều thập kỷ, câu hỏi liệu Mallory và Irvine có đạt đến đỉnh núi trước khi họ chết đã khiến các nhà sử học, người leo núi và công chúng tò mò. Có rất nhiều bằng chứng và phỏng đoán khiến bí ẩn này khó giải thích. Đầu tiên là lời kể lại của Odell khi lần cuối ông nhìn thấy Mallory và Irvine là vào ngày 8 tháng 6, khi họ ở gần Bậc thang thứ hai, tức là đã ở gần đỉnh nhưng thời tiết đang dần xấu đi. Sau đó, họ biến mất trong màn mây trắng xoá và không hề trở lại. Nếu họ đã di chuyển nhanh chóng, có thể họ đã lên đến đỉnh, nhưng điều này chỉ là phỏng đoán.


Nhật ký Odell kể về việc ông thấy hai bóng nhỏ di chuyển nhẹ nhàng, nhanh chóng. Từ dòng thứ 8, 26,000 ft, anh em sẽ thấy đoạn miêu tả này


Điều đáng chú ý là khi tìm được xác của Mallory, người ta không tìm được bức ảnh của vợ ông, vốn là thứ mà ông hứa sẽ để lại ở đỉnh núi nếu thành công. Điều này khiến một số người suy đoán rằng ông có thể đã lên đến đỉnh và làm mất bức ảnh trong khi ngã.


Và điều khiến cuộc tìm kiếm Mallory và Irvine trở thành một trong những lời giải đáp được mong chờ nhất trong giới thám hiểm vì nếu tìm được, họ hi vọng sẽ lấy được chiếc máy ảnh Kodak mà Irvine mang theo. Chiếc máy ảnh đó có thể chứa bằng chứng ảnh chụp cho thấy họ đã thành công hay không. Điều này sẽ viết lại lịch sử khi đó, họ sẽ là những người đầu tiên đặt chân lên đỉnh cao nhất thế giới, gần ba thập kỷ trước khi Sir Edmund HillaryTenzing Norgay thành công vào năm 1953. Sự không chắc chắn này khiến câu chuyện của họ trở nên đặc biệt hấp dẫn.


Hồi kết của cuộc hành trình tìm kiếm xác hai nhà leo núi vĩ đại


Sau khi hai nhà thám hiểm này mất tích trên ngọn núi Everest, đã có rất nhiều nỗ lực tìm kiếm thi thể của họ. Đầu tiên, bình oxy của họ đã được tìm thấy tại Bậc thang thứ nhất và vào năm 1933, cái rìu mà Irvine sử dụng đã được tìm thấy. Sau đó, một người leo núi tên là Frank Smythe cho rằng anh đã thấy một cái xác gần nơi mà người ta tìm được cái rìu vào năm 1936. Tuy nhiên, mãi đến năm 2013 người ta mới biết được điều này. Ngoài ra, một nhà leo núi Trung quốc báo cáo rằng anh đã tìm thấy được một xác người Anh ở độ cao 8100 m vào năm 1975, nhưng anh đã bị sạt lở đè chết vào hôm sau trước khi kịp báo cáo lại.


Mallory và Irvine trước khi rời trại để leo lên đỉnh núi


Cái rìu của Irvine được tìm thấy vào năm 1933


Mãi đến năm 1999, nhóm thám hiểm được tài trợ bởi đài BBC đã tìm thấy xác của Mallory ở độ cao 8157m, ở sườn phía bắc của Everest và chỉ thấp hơn nơi tìm thấy cái rìu của Irvine một chút. Thi thể của ông được cái lạnh bảo quản nguyên vẹn. Ban đầu, nhóm thám hiểm kì vọng đó là thi thể của Irvine để tìm kiếm chiếc camera ghi lại những hình ảnh trong suốt quá trình leo núi. Tuy nhiên, tên trên thẻ ghi là G. Leigh Mallory, xác nhận rằng đó chính là nhà leo núi vĩ đại người Anh. Từ thi thể đó, người ta tìm thấy được các vật dụng cá nhân như một chiếc đồng hồ đo độ cao, một con dao bỏ túi, kính tuyết, một lá thư và một hóa đơn cho thiết bị leo núi từ một nhà cung cấp ở London. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là tấm hình của vợ ông lại không được tìm thấy và điều này dấy lên rất nhiều đồn đoán rằng ông đã lên được tới đỉnh núi Everest.


Xác của Mallory được tìm thấy vào năm 1999


Sau phát hiện quan trọng đó, cuộc tìm kiếm lại được tiếp tục với kì vọng tìm được Irvine và cái máy ảnh “huyền thoại”. Vào năm 2001, nhà sử học chuyên tìm hiểu về núi Everest đã đứng ra sắp xếp tổ chức một cuộc tìm kiếm ở khu vực Yellow Band ở độ cao 8425 mét, dựa theo thông tin một người Trung Quốc kể lại về 1 xác người nằm ngửa trong một khe nứt hẹp. Tuy nhiên cuộc tìm kiếm này không đạt được bất kì kết quả đáng kể nào.


Đến năm 2019, nhóm thám hiểm của National Geographic nỗ lực tìm kiếm xác của Irvine, lúc này đã mất tích hơn 95 năm và vẫn hi vọng tìm được camera của ông theo thông tin mà Holzel kể lại. Chuyến tìm kiếm này cũng không thành công nhưng được ghi hình và sau dó trở thành bộ phim tài liệu Lost on Everest. Sau đó, Jimmy Chin đã tiếp tục các cuộc thám hiểm để tìm kiếm Irvine trong năm nay. Và vào tháng 9 vừa qua, trong lúc đang đi xuống khu vực sông băng Rongbuk phần trung tâm, nhóm thám hiểm của Chin đã tìm ra 1 bình oxy được sản xuất từ năm 1933. Họ cho rằng nó có thể thuộc về cuộc tìm kiếm vào năm 1933 vốn phát hiện ra chiếc rìu của Irvine ở sườn núi phía Đông Bắc. Ngoài ra, bình oxy bị rơi xuống núi và họ phỏng đoán xác Irvine có thể đã rơi gần đó. Họ khoanh vùng tìm kiếm dựa trên logic đó.


Nhà thám hiểm Jimmy Chim cùng nhóm tìm kiếm phát hiện ra đôi giày của Irvine


Đôi vớ của Andrew Irvine được tìm thấy


Cuối cùng, nhóm nhìn thấy một chiếc giày đang nhô ra từ băng tan: lớp da cũ bị nứt, đế đinh tán bằng thép, phù hợp với trang bị leo núi từ những năm 1920. Bên trong đôi giày là vớ với dòng chữ A.C IRVINE trên đó. Những gì nhóm tìm kiếm phát hiện được đang được Hiệp hộp leo núi Tây Tạng Trung Quốc nắm giữ. Thông báo chính thức về việc liệu đó có phải là xác của Irvine cùng các đồ dùng của ông hay không thì cần phải đợi kết quả xét nghiệm DNA. Nhưng trên hết, đôi giày với dòng tên đó đã khẳng định tất cả. Với Chin, điều bất ngờ nhất là đôi khi phát hiện vĩ đại nhất lại đến vào lúc bạn không ngờ tới nhất. Hiện tại, nhóm thám hiểm đã lấy mẫu DNA từ xác tìm được và gia đình Irvine cũng đã tình nguyện thực hiện kiểm tra DNA để xác định danh tính. Đôi giày, đôi với tìm được phần nào là bằng chứng dẫn đến hồi kết của một câu chuyện đã từng xảy ra: câu chuyện về hai nhà leo núi vĩ đại trên hành trình chinh phục ngọn núi tử thần vào những năm 1920.


Tin xem thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cán bộ nội chính phải 'chắc - sắc - đắc'

VĂN HOÁ XÃ HỘI
01/01/2025 09:59

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đội ngũ cán bộ nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu ...

Tương lai của du lịch toàn cầu được định hình với hộ chiếu điện tử thay cho hộ chiếu giấy

VĂN HOÁ XÃ HỘI
01/01/2025 09:56

Tương lai của du lịch toàn cầu được định hình với hộ chiếu điện tử thay cho hộ chiếu giấy

Thời tiết ngày 31/12: Bắc Bộ trời tiếp tục rét, Nam Bộ chiều tối có nơi có mưa

VĂN HOÁ XÃ HỘI
31/12/2024 08:02

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 31/12, Bắc Bộ và Thanh Hóa sáng sớm sương mù, ngày nắng, đêm và sáng trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. T...

Giá đào Tết tăng, hoa 'lười' nở khiến chủ vườn Nhật Tân mất ăn mất ngủ

VĂN HOÁ XÃ HỘI
31/12/2024 07:57

Do ảnh hưởng của mưa bão, năm nay, giá đào Tết loại thường dao động từ 1-2 triệu đồng, loại đặc biệt lên tới 8-10 triệu đồng/cây. Nhiều chủ vườn tại thủ phủ đào Nhật Tân ...

Phong tục đón Tết Dương lịch tại một số nước trên thế giới

VĂN HOÁ XÃ HỘI
31/12/2024 07:53

Phong tục đón Tết Dương lịch tại một số nước trên thế giới

Vì sao khó thay thế được máy bay vận tải C-17 Globemaster III?

VĂN HOÁ XÃ HỘI
31/12/2024 07:50

Vì sao khó thay thế được máy bay vận tải C-17 Globemaster III?

Tuyển Việt Nam được thưởng khủng sau khi vào chung kết AFF Cup 2024

THỂ THAO
30/12/2024 09:44

Tuyển Việt Nam được thưởng 1,5 tỷ đồng sau khi đánh bại Singapore để vào chung kết AFF Cup 2024.

Giá vé máy bay Tết 2025 cao ngất ngưởng, hạng phổ thông 'cháy vé'

VĂN HOÁ XÃ HỘI
30/12/2024 09:42

Giá vé máy nhiều chặng từ TP Hồ Chí Minh đến các tỉnh, thành phố trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao ngất ngưởng, thậm chí "cháy vé" ở hạng phổ thông khiến nhiều n...

Đối ngoại 2024 tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

VĂN HOÁ XÃ HỘI
29/12/2024 15:36

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh các hoạt động đối ngoại trong năm qua được triển khai chủ động, tích cực, đạt nhiều kết quả thực chất, tạo nên...