Bộ GD&ĐT chốt thi vào lớp 10 bằng 3 môn, môn thứ 3 do địa phương tự chọn
08/01/2025 10:43
Từ năm học 2025 - 2026 trở đi, các địa phương sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 10 công lập bằng 3 môn: Toán, Ngữ văn và môn thi thứ 3 do địa phương tự chọn.
Nội dung trên được Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu trong Thông tư 30/2024 về quy chế tuyển sinh THCS và THPT từ 2025 trở đi, được ban hành mới đây.
Theo Thông tư mới, có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Việc lựa chọn phương thức tuyển sinh thuộc thẩm quyền của địa phương.
Với phương thức thi tuyển vào lớp 10 THPT, để đảm bảo thống nhất và đảm bảo quan điểm kỳ thi nhẹ nhàng, không gây tốn kém, Thông tư quy định chung cả nước thực hiện 3 môn thi, gồm: Toán, Ngữ văn và môn thi thứ 3 do Sở GDĐT lựa chọn.
Môn thi thứ ba được lựa chọn trong số các môn học hoặc bài thi tổ hợp có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, bảo đảm không chọn cùng một môn thi thứ ba quá 3 năm liên tiếp.
Đối với các trường THPT thuộc Bộ GD&ĐT, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu có tổ chức thi tuyển riêng thì môn thi thứ ba hoặc bài thi tổ hợp của một số môn học còn lại do Bộ GD&ĐT, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu trực tiếp quản lí lựa chọn.
Thông tư cũng quy định thời điểm công bố môn thi thứ ba sau khi kết thúc học kì I (khoảng cuối tháng 12) nhưng không muộn hơn ngày 31/3 hằng năm.
Về thời gian làm bài thi, Thông tư quy định, môn Ngữ văn 120 phút; môn Toán 90 phút hoặc 120 phút; môn thi thứ ba 60 phút hoặc 90 phút; bài thi tổ hợp 90 phút hoặc 120 phút.
Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục phổ thông THCS, chủ yếu là lớp 9.
Bổ sung quy định về ra đề, chấm thi
Thông tư mới bổ sung quy định về tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 gồm những quy định chung về ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi. Trong đó giao quyền cho Sở GD&ĐT quy định cụ thể việc ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi phù hợp với điều kiện thực tế.
Các trường THPT thuộc Bộ GD&ĐT, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu hoặc thực hiện theo quy định của Sở GD&ĐT địa phương.
Bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu có THCS hoặc trường THPT hoặc trường liên cấp trong đó có cấp THCS hoặc cấp THPT. Trong đó, Thông tư giao quyền cho UBND cấp tỉnh, các đại học, trường đại học, viên nghiên cứu có trường THCS và trường THPT “chỉ đạo việc tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT trên địa bàn quản lí; quyết định xử lí những trường hợp bất thường trong quá trình tổ chức tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT”.
Thông tư cũng đưa ra nhiều bổ sung quy định về công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lí vi phạm trong công tác tuyển sinh.
Sáng 9-1, Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội phối hợp với Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức hội nghị tọa đàm tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn củ...
Bộ Y tế vừa công bố kết quả xếp cấp chuyên sâu và cơ bản của 48 cơ sở, bệnh viện trực thuộc. Người dân tự đi khám ngoại trú trái tuyến ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở ...
Từ năm học 2025 - 2026 trở đi, các địa phương sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 10 công lập bằng 3 môn: Toán, Ngữ văn và môn thi thứ 3 do địa phương tự chọn.
Chiến lược phát triển giáo dục TPHCM từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu mỗi học sinh biết chơi ít nhất một môn thể thao. Để hoàn thành mục tiêu đó, c...
Sáng 7/1, hệ thống quan trắc chất lượng không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục ghi nhận ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang và c...
Ngày 7/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025, thảo luận 7 dự án luật và nghị quyết c...