Các di tích lịch sử - văn hóa thu 4.100 tỷ đồng tiền công đức, tài trợ

27/06/2024 10:47
Tổng số tiền thực thu trong năm 2023 là 4.100 tỷ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng; tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo).


Tại Báo cáo số 174/BC-BTC ngày 26/6/2024 báo cáo Lãnh đạo Chính phủ về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử-văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023, Bộ Tài chính cho biết, theo số liệu của các địa phương, cả nước hiện có 31.211 di tích lịch sử - văn hóa (gồm 31.581 di tích thành phần), trong đó, có 206 di tích quốc gia đặc biệt, 3.875 di tích quốc gia, 10.963 di tích cấp tỉnh và 16.167 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương. Tại các di tích nêu trên về cơ bản đều có người đại diện hoặc ban quản lý để chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động tại di tích.

Về công tác quản lý tiền công đức, tài trợ, trước năm 2023, chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh về quản lý tiền công đức trong phạm vi cả nước, một số địa phương ban hành văn bản quy định đối với các di tích trên địa bàn cấp tỉnh; một số địa phương ban hành văn bản áp dụng đối với di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý. Còn lại đa số các địa phương không có văn bản quy định về hoạt động này; việc quản lý chủ yếu là theo thông lệ, theo truyền thống và đặc điểm riêng của mỗi cơ sở di tích.

Từ năm 2023, căn cứ Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19/01/2023 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội, đa số các địa phương đã xây dựng và ban hành văn bản quy định về quản lý tiền công đức, tài trợ, phù hợp với thực tế của từng di tích và phong tục, tập quán của địa phương.

Về số thu, chi tiền công đức, tài trợ năm 2023, theo báo cáo của địa phương, trong tổng số 31.581 di tích thành phần, có 15.324 di tích (49%) có số liệu thu, chi tiền công đức, tài trợ. Tổng số tiền thực thu trong năm 2023 là 4.100 tỷ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng; tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo).

Có 07 tỉnh, thành phố có số thu trên 200 tỷ đồng, gồm: Hà Nội 672 tỷ đồng, Hải Dương 278 tỷ đồng, An Giang 277 tỷ đồng, Bắc Ninh 269 tỷ đồng, Hưng Yên 242 tỷ đồng, Nam Định 215 tỷ đồng. Tỉnh Quảng Ninh được giao thực hiện thí điểm việc kiểm tra, số thu 04 tháng đầu năm 2023 trên 67 tỷ đồng (đã bổ sung số thu tại chùa Ba Vàng và một số di tích), ước thu cả năm trên 200 tỷ đồng.

Có 09 tỉnh, thành phố có số thu trên 100 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng, gồm: Hải Phòng 183 tỷ đồng, Thái Bình 169 tỷ đồng, Vĩnh Phúc 127 tỷ đồng, Bắc Giang 122 tỷ đồng, Phú Thọ 119 tỷ đồng, Lào Cai 116 tỷ đồng, Nghệ An 115 tỷ đồng, Ninh Bình 110 tỷ đồng, Thanh Hóa 105 tỷ đồng.

Tổng số chi trong năm 2023 là 3.612 tỷ đồng (một số địa phương có số chi cao hơn số thu do sử dụng số dư năm 2022 chuyển sang).

Quản lý tiền công đức, tài trợ vẫn tiềm ẩn rủi ro, thất thoát…

Cũng theo Bộ Tài chính, trong điều kiện cân đối ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn, chi ngân sách dành cho lĩnh vực văn hóa hằng năm còn khiêm tốn, thì tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa là nguồn tài chính rất quan trọng, đã và đang đóng góp tích cực cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói riêng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung.

Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Tài chính cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế, khó khăn trong công tác quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa tại các địa phương. Trong đó, đa số báo cáo của địa phương cho rằng số liệu báo cáo thu, chi tiền công đức, tài trợ của các di tích, kể cả di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt mới chỉ phản ánh một phần, chưa đầy đủ.

Tại các di tích là cơ sở tôn giáo về cơ bản đều có hoạt động thu, chi tiền công đức, tài trợ nhưng còn khoảng 31% tương ứng 1.771 cơ sở di tích không báo cáo; trong số này có nhiều chùa thuộc sở hữu chung của cộng đồng đã được UBND cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê để phục vụ cho công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích không báo cáo. Tại các di tích là đền, chùa có đặt đĩa, đặt khay trên các ban thờ khiến du khách đặt nhiều loại tiền lộn xộn, không chỉ làm mất đi sự tôn nghiêm, thanh tịnh nơi thờ tự mà còn gây lòng tham cho người khác. Việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại không ít di tích chưa chặt chẽ, tiềm ẩn rủi ro, để thất thoát, trộm cắp;...

Theo Bộ Tài chính, việc lần đầu tiên thực hiện kiểm tra tổng thể về quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc đã giúp cho các địa phương có cơ sở thực tiễn để đánh giá toàn diện về hoạt động này. Với kết quả đạt được và những hạn chế, khó khăn đan xen trong việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích, Bộ Tài chính đã rút ra một số bài học kinh nghiệm về quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa.

“Qua đợt kiểm tra này, ngoài việc giúp cho các tổ chức, cá nhân tự quản lý tiền công đức, tài trợ theo hướng minh bạch, còn cung cấp tương đối đầy đủ thông tin về số lượng di tích lịch sử - văn hóa, về quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ tại các di tích. Qua đó, mỗi cơ quan, tổ chức nhìn nhận, đánh giá khách quan để có giải pháp thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ về xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hoá của dân tộc,” báo cáo của Bộ Tài chính nhấn mạnh.


Tin xem thêm

Người dân miền Trung chạy đua chống bão số 4

VĂN HOÁ XÃ HỘI
18/09/2024 14:52

Rút kinh nghiệm từ nhiều mùa bão trước, người dân miền Trung tranh thủ đưa tàu thuyền lên bờ, đồng thời tất bật lo dọn dẹp, kê cao đồ đạc để giảm thiểu tối đa thiệt hại.

VNVC chú trọng tiêm vaccine sởi an toàn trong chiến dịch của TP.HCM

VĂN HOÁ XÃ HỘI
18/09/2024 14:50

Đồng hành Sở Y tế TP.HCM tham gia chiến dịch tiêm vaccine sởi, VNVC với năng lực vượt trội và hệ thống bảo quản chất lượng cao sẵn sàng các điều kiện tiêm chủng an toàn, ...

Áp thấp nhiệt đới vào biển Đông, dự báo rất phức tạp, Thủ tướng ra công điện ứng phó

VĂN HOÁ XÃ HỘI
17/09/2024 17:18

Trước diễn biến rất phức tạp của áp thấp nhiệt đới và có khả năng mạnh lên thành bão, Thủ tướng đã có công điện gửi các địa phương, bộ, ngành yêu cầu chủ động ứng phó.

Đề xuất hoán đổi ngày làm việc để dịp 30/4 - 1/5 năm 2025 được nghỉ 5 ngày

VĂN HOÁ XÃ HỘI
17/09/2024 17:17

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang đề xuất phương án hoán đổi ngày nghỉ để dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5, để người lao độn...

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Khoảng 24 giờ tới, mạnh thành bão trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông

VĂN HOÁ XÃ HỘI
16/09/2024 22:59

Hồi 19h ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon, Philippines.

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

VĂN HOÁ XÃ HỘI
16/09/2024 22:58

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 96/CĐ-TTg ngày 16/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quố...

Cập nhật thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ: Số người chết, mất tích giảm

VĂN HOÁ XÃ HỘI
15/09/2024 23:07

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, đến 17 giờ 30 ngày 15/9, tổng số người chết, mất tích là 330 người, giảm 18 người so với báo cáo lúc 6 giờ ngày 15/9/2...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách

VĂN HOÁ XÃ HỘI
15/09/2024 23:06

Tối 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Chương trình truyền hình đặc biệt “Điểm tựa Việt Nam” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức phát sóng trực tiếp trên kên...

Thủ tướng: Giám sát giá cả, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

VĂN HOÁ XÃ HỘI
14/09/2024 14:34

Thủ tướng yêu cầu tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau ...