Các giải pháp ứng phó với tình trạng giá cả hàng hóa “nhảy múa” theo lương

08/07/2024 10:32
Bộ Tài chính đã đưa ra một loạt giải pháp nhằm ổn định giá cả thị trường từ nay tới cuối năm, đặc biệt trong bối cảnh chính sách cải cách tiền lương đã có hiệu lực từ 1/7.


Mặt bằng giá tương đối ổn định, chỉ số CPI tăng nhẹ

Từ ngày 1/7, lương cơ sở tăng từ 1.800.000 đồng lên 2.340.000 đồng, do đó để hạn chế giá cả hàng hóa tăng theo, Bộ Tài chính cho biết, với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để tham mưu với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ các giải pháp, biện pháp chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá thời gian tới để đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, bình ổn giá đi kèm ổn định kinh tế vĩ mô.

Bộ Tài chính cho biết, để thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra và thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công và mặt hàng do Nhà nước quản lý, từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai quyết liệt nhiều giải pháp.

Cũng theo Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2024 mặt bằng giá hàng hóa diễn biến theo quy luật hằng năm, tăng vào dịp lễ Tết đầu năm và giảm dần và tương đối ổn định ở các tháng tiếp theo. Sang tháng 3, nhu cầu mua sắm của người dân giảm sau Tết và yếu tố thời tiết ổn định thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nguồn cung rau, quả dồi dào khiến mặt bằng giá giảm. Tháng 4 và tháng 5, mặt bằng giá tương đối ổn định, chỉ số CPI tăng nhẹ 0,05 - 0,07% so với tháng trước chủ yếu do một số yếu tố như thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến nguồn cung rau củ tại địa phương cũng như làm tăng nhu cầu sử dụng điện nước, mua sắm các mặt hàng điện lạnh và nhu cầu tiêu dùng đồ giải khát tăng, từ đó đẩy giá các nhóm hàng này tăng nhẹ.

Ở chiều ngược lại, giá xăng dầu trong nước có xu hướng giảm từ cuối tháng 4 đến nay góp phần làm giảm áp lực lên mặt bằng giá.  Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm trước.    

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả thị trường

Theo Bộ Tài chính, để ổn định giá cả thị trường từ nay tới cuối năm, đặc biệt trước thông tin về chủ trương cải cách tiền lương và quán triệt thực hiện Công điện số 61/CĐ-TTg ngày 22/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá  để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để tham mưu với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ các giải pháp, biện pháp chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá thời gian tới để đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, bình ổn giá đi kèm ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó cần tăng cường tập trung 6 giải pháp.

Thứ nhất, giám sát chặt chẽ biến động giá cả thị trường, các mặt hàng vẫn có biến động tăng giá để tham mưu chính sách, kịch bản điều hành giá phù hợp, linh hoạt, kịp thời, nhất là với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động lớn tới mặt bằng giá. Đặc biệt, điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu đề ra phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Thứ hai, các bộ, ngành, địa phương chủ động chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, đánh giá kỹ tác động để thực hiện điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường. Chú trọng theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để có những giải pháp ứng phó phù hợp; sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá. Cập nhật sát tình hình cung cầu trong nước để có chỉ đạo dự phòng tại địa phương đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, tránh tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.

Thứ ba, đối với các mặt hàng nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường như điện, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục: Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi sát các phương án, lộ trình giá do các Bộ xây dựng, đề xuất để cập nhật kịch bản lạm phát làm cơ sở tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá về công tác quản lý, điều hành giá đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân năm 2024 theo mục tiêu Quốc hội đề ra từ 4-4,5%.

Thứ tư, đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương để điều hành giá xăng dầu theo quy định, bám sát diễn biến giá thế giới và phối hợp tham gia ý kiến góp ý để hoàn thiện cơ chế quản lý giá xăng dầu.

Thứ năm, đồng thời tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những điểm còn hạn chế, bất cập, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. 

Thứ sáu, tiếp tục chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch, trung thực thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng; hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường.


Tin xem thêm

Người dân miền Trung chạy đua chống bão số 4

VĂN HOÁ XÃ HỘI
18/09/2024 14:52

Rút kinh nghiệm từ nhiều mùa bão trước, người dân miền Trung tranh thủ đưa tàu thuyền lên bờ, đồng thời tất bật lo dọn dẹp, kê cao đồ đạc để giảm thiểu tối đa thiệt hại.

VNVC chú trọng tiêm vaccine sởi an toàn trong chiến dịch của TP.HCM

VĂN HOÁ XÃ HỘI
18/09/2024 14:50

Đồng hành Sở Y tế TP.HCM tham gia chiến dịch tiêm vaccine sởi, VNVC với năng lực vượt trội và hệ thống bảo quản chất lượng cao sẵn sàng các điều kiện tiêm chủng an toàn, ...

Áp thấp nhiệt đới vào biển Đông, dự báo rất phức tạp, Thủ tướng ra công điện ứng phó

VĂN HOÁ XÃ HỘI
17/09/2024 17:18

Trước diễn biến rất phức tạp của áp thấp nhiệt đới và có khả năng mạnh lên thành bão, Thủ tướng đã có công điện gửi các địa phương, bộ, ngành yêu cầu chủ động ứng phó.

Đề xuất hoán đổi ngày làm việc để dịp 30/4 - 1/5 năm 2025 được nghỉ 5 ngày

VĂN HOÁ XÃ HỘI
17/09/2024 17:17

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang đề xuất phương án hoán đổi ngày nghỉ để dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5, để người lao độn...

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Khoảng 24 giờ tới, mạnh thành bão trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông

VĂN HOÁ XÃ HỘI
16/09/2024 22:59

Hồi 19h ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon, Philippines.

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

VĂN HOÁ XÃ HỘI
16/09/2024 22:58

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 96/CĐ-TTg ngày 16/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quố...

Cập nhật thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ: Số người chết, mất tích giảm

VĂN HOÁ XÃ HỘI
15/09/2024 23:07

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, đến 17 giờ 30 ngày 15/9, tổng số người chết, mất tích là 330 người, giảm 18 người so với báo cáo lúc 6 giờ ngày 15/9/2...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách

VĂN HOÁ XÃ HỘI
15/09/2024 23:06

Tối 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Chương trình truyền hình đặc biệt “Điểm tựa Việt Nam” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức phát sóng trực tiếp trên kên...

Thủ tướng: Giám sát giá cả, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

VĂN HOÁ XÃ HỘI
14/09/2024 14:34

Thủ tướng yêu cầu tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau ...