Các nhà khoa học tìm ra những gợn sóng khổng lồ dưới lòng đất, tàn dư mà vụ va chạm Chicxulub để lại

18/03/2025 10:13
Các nhà khoa học tìm ra những gợn sóng khổng lồ dưới lòng đất, tàn dư mà vụ va chạm Chicxulub để lại

Các nhà khoa học vừa có một phát hiện địa chất mới liên quan đến vụ va chạm của thiên thạch Chicxulub, dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài khủng long và 75% các loài Trên Trái Đất tại Kỷ Phấn Trắng - Kỷ Đệ Tam cách đây 66 triệu năm.


Thiên thạch Chicxulub và vụ va chạm cách đây 66 triệu năm


Thiên thạch Chicxulub có đường kính khoảng 10 đến 12km, tương đương với kích thước một ngọn núi đã va chạm vào Trái Đất vào khoảng 66 triệu năm trước. Thiên thạch này lao xuống vùng biển nông gần bán đảo Yucatán, Mexico ngày nay, tạo ra miệng hố Chicxulub với đường kính khoảng 180-193 km. Đây được coi là một trong những hố va chạm lớn nhất trên Trái Đất.


Vụ va chạm Chicxulub đã gây ra vụ tuyệt chủng lớn nhất trên Trái Đất


Vụ va chạm này đã giải phóng nguồn năng lượng tương đương 10 tỷ quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima, gây ra các trận động đất mạnh hơn 11 độ Richter, cháy rừng diện rộng, và một trận siêu sóng thần cao tới 1,5 km quét qua đại dương theo mọi hướng. Những trận động đất kéo dài đã khiến các lớp đá ở nhiều khu vực như Mexico, Texas, Alabama và Columbia bị biến dạng. Ngoài ra, lượng bụi, bồ hóng và khí sulfur khổng lồ bắn vào khí quyển đã che phủ ánh sáng mặt trời trong nhiều tháng, gây ra “mùa đông toàn cầu” làm ngưng trệ quá trình quang hợp và khiến hệ sinh thái sụp đổ.


Chính sự kiện va chạm này được coi như là nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt của loài khủng long và khoảng 70-80% sinh vật trên Trái Đất. Cháy rừng và sóng xung kích càng làm trầm trọng thêm sự tàn phá, khiến đây trở thành một trong những sự kiện tuyệt chủng kịch tính nhất trên Trái đất. Tuy nhiên, vụ va chạm này cũng đã mở ra một kỷ nguyên mới cho sự sống trên Trái Đất. Sau thảm hoạ này, các loài động vật có vú bắt đầu phát triển mạnh mẽ, dẫn tới sự tiến hoá của con người trong hàng triệu năm sau đó. 


Những phát hiện địa chất mới


Các nhà nghiên cứu đã có những phát hiện địa chất mới về vụ va chạm này và đăng tải chúng trên tạp chí Marine Geology. Vào năm 2021, sử dụng dữ liệu địa chấn thu thập bởi công ty dầu khí Devon Energy, nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Louisiana tại Lafayette đã phát hiện ra bằng chứng về sự kiện địa chất này dưới dạng những “gợn sóng khổng lồ” cao 16 mét, nằm sâu gần 2km dưới lòng đất. Thành phần địa chất cho thấy nó thuộc về lớp đất đá hình thành vào cuối kỷ Phấn Trắng. Khi khảo sát khu vực rộng hơn, các nhà khoa học cho rằng những đợt siêu sóng thần này đã tương tác với thềm lục địa khi lao về Louisiana, vốn còn đang nằm dưới nước lúc đó, qua đó làm xáo trộn trầm tích gần bờ vào tạo ra những gợn sóng khổng lồ này.


Những gợn sóng được các nhà khoa học tìm ra khi phân tích dữ liệu địa chất tại Louisiana


Ngoài ra, nhóm các nhà khoa học này cũng thực hiện một nghiên cứu mới, mở rộng khu vực khảo sát về phía vùng biển sâu của Vịnh Mexico, với khu vực khảo sát lên đến gần 2.400 km vuông. Trong khảo sát mới này, họ đã tìm ra những gợn sóng khổng lồ khác tại đây, với khoảng cách giữa các gợn lên đến 1 km nhưng với hình dạng khác nhau. Điều này cho thấy rằng tuỳ nơi mà sóng thần va chạm với trầm tích dọc theo thềm lục địa cổ mà những gợn sóng này sẽ có hình dáng khác nhau. 


Theo đó, những gợn sóng lớn nhất được quan sát tại rìa thềm lục địa cổ, nơi mà độ sâu của Vịnh Mexico tăng đột ngột xuống sườn dốc của thềm lục địa về phía biển sâu. Nghiên cứu cũng phát hiện rằng các gợn sóng nằm sâu hơn trong đất liền có xu hướng bất đối xứng nhẹ, cho thấy hành vi của sóng thay đổi khi tiến vào vùng nước nông hơn. Ngược lại, các gợn sóng ở vùng biển sâu lại có nhiều hình dạng khác nhau, có thể là do sự tương tác với các đứt gãy và sụp lở. Kiến thức này rất quan trọng để các nhà khoa học mô phỏng hành vi của sóng thần và dự đoán các tác động tương lai từ những sự kiện thảm khốc tương tự.


Ngoài ra, những phát hiện này cũng cung cấp cái nhìn rõ hơn về tác động khu vực của vụ va chạm Chicxulub, góp phần vào việc hiểu rõ hơn về cơ chế tuyệt chủng hàng loạt và những thay đổi môi trường trong thời kỳ đó. Đồng thời, các gợn sóng khổng lồ này là một bằng chứng được bảo tồn về năng lượng khổng lồ mà thiên thạch đã giải phóng, cung cấp dữ liệu quý giá cho cả nghiên cứu địa chất lịch sử và chuẩn bị cho thảm họa trong tương lai.


Tin xem thêm

Phát hiện một quần thể người mới từng sinh sống tại sa mạc Sahara

VĂN HOÁ XÃ HỘI
04/04/2025 15:58

Phát hiện một quần thể người mới từng sinh sống tại sa mạc Sahara

Stonehenge trước và sau đợt tu sửa năm 1901

VĂN HOÁ XÃ HỘI
04/04/2025 15:57

Stonehenge trước và sau đợt tu sửa năm 1901

Microsoft kêu gọi người dùng bỏ Office truyền thống, chuyển sang M365 và ẩn ý đằng sau

VĂN HOÁ XÃ HỘI
04/04/2025 15:53

Microsoft kêu gọi người dùng bỏ Office truyền thống, chuyển sang M365 và ẩn ý đằng sau

Vì sao nhiều tuyến phố đi bộ hoạt động cầm chừng?

VĂN HOÁ XÃ HỘI
03/04/2025 08:10

Sau sự ra mắt thành công của phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội đã mở thêm nhiều tuyến phố đi bộ nhằm tạo ra không gian văn hóa sáng tạo và dẫn đầu cả nước về số lượng....

Các trường top khối kinh tế ở phía Bắc tăng học phí: Cao nhất bao nhiêu?

VĂN HOÁ XÃ HỘI
03/04/2025 08:08

Năm học 2025-2026, nhiều trường đại học khu vực phía Bắc thông báo tăng học phí với mức thu cao nhất gần 200 triệu đồng/năm.

...Cách nhân loại sống chung với AI...

VĂN HOÁ XÃ HỘI
03/04/2025 07:56

Cách nhân loại sống chung với AI

TPHCM khả năng có mưa lớn vào chiều nay

VĂN HOÁ XÃ HỘI
02/04/2025 13:11

Trong chiều và tối nay (2/4), nhiều nơi tại TPHCM khả năng có mưa với xác suất khoảng 60%. Đợt mưa trái mùa tại TPHCM sẽ kéo dài thêm 1-2 ngày nữa, sau đó mưa giảm dần.

Hôm nay 2/4 là Ngày thế giới nhận thức về chứng Tự Kỷ

VĂN HOÁ XÃ HỘI
02/04/2025 13:08

Hôm nay 2/4 là Ngày thế giới nhận thức về chứng Tự Kỷ

Ngày hội Du lịch TPHCM 2025 từ ngày 3 - 6/4

VĂN HOÁ XÃ HỘI
02/04/2025 13:06

Ngày hội Du lịch TPHCM 2025 từ ngày 3 - 6/4