
Theo Tổ chức quốc tế về rượu và rượu vang, International Organization of Vine and Wine (OIV), thì trong năm 2024 số lượng tiêu thụ đồ uống có cồn giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1961 trở lại đây. Con số vào năm 1961 là 21.36 tỷ lít, còn con số được ghi nhận vào năm 2024 vừa qua là 21.42 tỷ lít. Số lượng sản xuất cũng được ghi nhận giảm tương ứng, thấp hơn 4.8%, tương đương 2.58 tỷ lít vào năm 2024.
Theo người đứng đầu mảng thống kê của tổ chức này thì lý do chính của việc giảm sản lượng là do nhiều quốc gia có sự thay đổi trong phát triển kinh tế, thiên tai, nỗi lo của người tiêu dùng về sức khỏe và cả sự thay đổi trong suy nghĩ của các thế hệ đã dẫn đến việc này.
Tại Mỹ, thị trường rượu bia lớn nhất thế giới, tỷ lệ sử dụng đã giảm xuống còn 3.33 tỷ lít, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 là 5.8%. Tại Châu Âu, nơi chiếm 1/2 lượng tiêu thụ trên toàn thế giới, con số tiêu thụ giảm đi 2.8% với cùng kỳ năm 2023. Hầu hết các quốc gia tại khu vực này đều giảm, chỉ trừ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có ghi nhận số lượng tăng lên 1 chút.
Lý do dẫn đến việc sản xuất giảm trong năm vừa rồi hầu hết là do các vấn đề về thời tiết khắc nhiệt, có nơi thì chịu lượng mưa quá nhiều, có nơi lại chịu hạn hán quá lâu so với mức trung bình. Ví dụ như sản lượng tại Pháp đã sụt giảm tới 23%, thấp nhất kể từ năm 1957 đến giờ. Mỹ cũng giảm 17.2% sản lượng do chịu nhiều đợt nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu sản xuất rượu.
Hiện OIV chưa đưa ra dự đoán về thời điểm việc tiêu thụ có thể tăng trở lại. Có vẻ việc sử dụng đồ uống có cồn giờ đây không còn quá được ưa chuộng như trước kia bởi các thế hệ sau này không coi việc cứ đi tiệc tùng hay gặp gỡ bạn bè là phải uống rượu bia nữa.