
Núi Paektu – ngọn núi lửa nằm giữa biên giới Triều Tiên và Trung Quốc, vừa chính thức được UNESCO công nhận là núi paektu, triều tiên , unesco, Công viên địa chất toàn cầu, . Đây cũng là địa điểm tự nhiên đầu tiên của Triều Tiên có mặt trong danh sách danh giá này.
Trong thông báo mới đây, Ban điều hành UNESCO cho biết lý do công nhận núi Paektu là nhờ vào "di sản văn hóa và thiên nhiên ấn tượng", cùng với "vết tích của vụ phun trào thiên niên kỷ" xảy ra hơn 1.000 năm trước (năm 946 sau Công nguyên), đó là một trong những vụ phun trào núi lửa mạnh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử của con người.
UNESCO cho biết hiện đã có hơn 200 công viên địa chất toàn cầu tại 49 quốc gia. Theo tổ chức này, công viên địa chất toàn cầu là những khu vực có giá trị địa chất nổi bật, nơi cảnh quan và di sản thiên nhiên được bảo tồn thông qua giáo dục và phát triển du lịch bền vững. Trước đó, vào năm ngoái, UNESCO cũng đã công nhận ngọn núi Trường Bạch ở Trung Quốc, cùng một dãy với núi Paektu, là công viên địa chất toàn cầu.
Paektu là ngọn núi cao nhất bán đảo Triều Tiên với độ cao 2.744m so với mực nước biển. Bên cạnh đó, ngọn núi này còn gắn liền với nhiều truyền thuyết của người dân địa phương. Theo truyền thuyết, ngọn núi này là nơi mà sinh ra Dangun, người sáng lập nên vương quốc đầu tiên của Triều Tiên.
Trong lịch sử hiện đại, núi Paektu gắn liền với hình ảnh của Kim Il Sung, người sáng lập ra Triều Tiên và là ông nội của Kim Jong Un, đã ẩn náu tại đây trong thời kỳ đấu tranh chống lại sự chiếm đóng của Nhật Bản vào thập niên 1940. Truyền thông Triều Tiên còn thường xuyên gắn ông Kim với các danh hiệu liên quan đến ngọn núi này, ví dụ như “người anh hùng huyền thoại của Paektu”.
Theo nhà nước Triều Tiên, con trai Kim II Sung là Kim Jong II được sinh ra trong một cabin gỗ ngay gần đỉnh núi. Mặc dù nhiều bằng chứng lịch sử cho rằng ông Kim có khả năng sinh ra ở Nga, nhưng câu chuyện Paektu vẫn được kể lại trong chương trình giáo dục và truyền thông ở Triều Tiên. Hình ảnh ngọn núi Paektu được khắc trên quốc huy của Triều Tiên, đồng thời cái tên này còn được dùng cho mọi thứ từ tên lửa đến nhà máy điện.
Kim Jong Un cũng thường xuyên đến thăm ngọn núi linh thiêng này, thường là trước những biến động xã hội lớn như vụ hành quyết chú của ông vào năm 2013 và vụ thử hạt nhân năm 2006.
Triều Tiên đã nộp đơn xin UNESCO công nhận từ năm 2019. Tuy nhiên, quá trình kiểm tra thực địa tại địa điểm này đã bị trì hoãn do đại dịch. Với sự công nhận này của UNESCO, núi Paektu giờ đây không chỉ là một biểu tượng quốc gia mà còn được công nhận là một địa điểm địa chất có giá trị với thế giới.