Những kiến nghị để kiểm soát lạm phát năm 2024 đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

06/07/2024 10:53
Để kiểm soát lạm phát năm 2024 đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, Tổng cục Thống kê kiến nghị không nên điều chỉnh nhiều loại giá dịch vụ do Nhà nước quản lý cùng một thời điểm. Tránh điều chỉnh giá cùng với thời điểm tăng lương 01/7/2024, dễ gây lạm phát kỳ vọng kéo giá các hàng hóa khác tăng theo.


Tổng cục Thống kê cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động do ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia. 

Trong nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Theo đó, giá hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nhìn chung không có biến động bất thường, lạm phát trong tầm kiểm soát. CPI quý II/2024 tăng 4,39% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 6 tháng đầu năm nay, CPI tăng 4,08%.

Đưa ra các yếu tố tác động làm tăng CPI quý II/2024, Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống bình quân quý II/2024 tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,5 điểm phần trăm. 

Cùng với đó, chỉ số giá nhóm giáo dục quý II/2024 tăng 8,15% so với cùng kỳ năm trước do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2023-2024, tác động làm CPI tăng 0,5 điểm phần trăm.

Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,63%, tác động làm CPI chung tăng 0,41 điểm phần trăm do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế từ ngày 17/11/2023. Chỉ số giá nhóm giao thông tăng 4,28%, tác động làm CPI chung tăng 0,41 điểm phần trăm, trong đó giá xăng dầu tăng 5,51% theo giá thế giới, tác động làm CPI tăng 0,2 điểm phần trăm. Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,1%, tác động làm CPI tăng 0,1 điểm phần trăm.

Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 4,08% so với cùng kỳ năm 2023. Các yếu tố tác động làm tăng CPI 6 tháng đầu năm 2024 là chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,34 điểm phần trăm.


Cùng với đó, chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,51% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,04 điểm phần trăm, chủ yếu do chỉ số giá nhà ở thuê và nhà chủ sở hữu tính quy đổi tăng 4,95%, tác động làm CPI tăng 0,52 điểm phần trăm; chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 9,45% do nhu cầu sử dụng điện tăng cùng với việc EVN điều chỉnh mức bán lẻ giá điện bình quân trong năm 2023 làm CPI chung tăng 0,31 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, chỉ số giá nước sinh hoạt bình quân 6 tháng tăng 10,15% so với cùng kỳ năm trước; vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 1,87%.

Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 8,58% do trong năm học 2023-2024 một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng mức học phí, làm CPI chung tăng 0,53 điểm phần trăm.

Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,07%, tác động làm CPI chung tăng 0,38 điểm phần trăm do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế từ ngày 17/11/2023.

Các giải pháp để kiểm soát lạm phát

Để kiểm soát lạm phát năm 2024 đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, Tổng cục Thống kê kiến nghị cầ xem xét và quyết định thời điểm, mức độ điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý một cách đồng bộ, thống nhất sao cho phù hợp với thị trường mà vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát. Cụ thể:

Không nên điều chỉnh nhiều loại giá dịch vụ do Nhà nước quản lý cùng một thời điểm. Tránh điều chỉnh giá cùng với thời điểm tăng lương 01/7/2024, dễ gây lạm phát kỳ vọng kéo giá các hàng hóa khác tăng theo. Ngoài ra, việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý không nên dồn vào các tháng cuối năm là những tháng có nhu cầu tiêu dùng cao vì nếu CPI liên tục tăng cao sẽ tạo ra lạm phát kỳ vọng rất lớn và tạo áp lực điều hành lạm phát cho năm sau.

Không nên điều chỉnh giá điện sinh hoạt khi thời tiết nắng nóng, làm gia tăng chi phí cho người dân, đồng thời cân nhắc mức điều chỉnh giá hợp lý, không nên tăng quá cao trong một thời điểm.

Bên cạnh đó, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm bảo đảm nguồn cung, bình ổn giá trong nước.

Đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột căng thẳng địa chính trị Nga-Ukrai-na, dải Gaza và chiến sự ở Biển Đỏ khó lường, phức tạp.

Ngoài ra, các Bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, thịt lợn, xăng dầu, gas…) để có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào dịp cuối năm nhằm hạn chế tăng giá. Đồng thời cần có các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường…


Tin xem thêm

Người dân miền Trung chạy đua chống bão số 4

VĂN HOÁ XÃ HỘI
18/09/2024 14:52

Rút kinh nghiệm từ nhiều mùa bão trước, người dân miền Trung tranh thủ đưa tàu thuyền lên bờ, đồng thời tất bật lo dọn dẹp, kê cao đồ đạc để giảm thiểu tối đa thiệt hại.

VNVC chú trọng tiêm vaccine sởi an toàn trong chiến dịch của TP.HCM

VĂN HOÁ XÃ HỘI
18/09/2024 14:50

Đồng hành Sở Y tế TP.HCM tham gia chiến dịch tiêm vaccine sởi, VNVC với năng lực vượt trội và hệ thống bảo quản chất lượng cao sẵn sàng các điều kiện tiêm chủng an toàn, ...

Áp thấp nhiệt đới vào biển Đông, dự báo rất phức tạp, Thủ tướng ra công điện ứng phó

VĂN HOÁ XÃ HỘI
17/09/2024 17:18

Trước diễn biến rất phức tạp của áp thấp nhiệt đới và có khả năng mạnh lên thành bão, Thủ tướng đã có công điện gửi các địa phương, bộ, ngành yêu cầu chủ động ứng phó.

Đề xuất hoán đổi ngày làm việc để dịp 30/4 - 1/5 năm 2025 được nghỉ 5 ngày

VĂN HOÁ XÃ HỘI
17/09/2024 17:17

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang đề xuất phương án hoán đổi ngày nghỉ để dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5, để người lao độn...

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Khoảng 24 giờ tới, mạnh thành bão trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông

VĂN HOÁ XÃ HỘI
16/09/2024 22:59

Hồi 19h ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon, Philippines.

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

VĂN HOÁ XÃ HỘI
16/09/2024 22:58

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 96/CĐ-TTg ngày 16/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quố...

Cập nhật thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ: Số người chết, mất tích giảm

VĂN HOÁ XÃ HỘI
15/09/2024 23:07

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, đến 17 giờ 30 ngày 15/9, tổng số người chết, mất tích là 330 người, giảm 18 người so với báo cáo lúc 6 giờ ngày 15/9/2...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách

VĂN HOÁ XÃ HỘI
15/09/2024 23:06

Tối 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Chương trình truyền hình đặc biệt “Điểm tựa Việt Nam” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức phát sóng trực tiếp trên kên...

Thủ tướng: Giám sát giá cả, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

VĂN HOÁ XÃ HỘI
14/09/2024 14:34

Thủ tướng yêu cầu tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau ...