Tại sao xe điện xuất khẩu của BYD có giá cao hơn, thậm chí gấp đôi so với thị trường nội địa?

11/05/2024 21:07
Bất chấp những lo ngại về xe điện giá rẻ của Trung Quốc sẽ chiếm lĩnh thị trường Mỹ và châu Âu, nhà sản xuất xe BYD thực tế lại bán ô tô với giá cao hơn đáng kể, thậm chí gấp đôi so với thị trường nội địa.

Tờ Reuters mới đây đã đăng tải bài phân tích về vấn đề xe điện của BYD xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài lại có giá đắt hơn gấp đôi, có thể gấp ba, so với chính mẫu xe đó đang bán tại Trung Quốc (theo thống kê của Reuters tại 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của hãng).

Theo đó, mục tiêu của BYD được cho là nhằm thu về tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với thị trường Trung Quốc trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt tại "quê nhà". Ví dụ với mẫu crossover cỡ nhỏ BYD Atto 3 đang được bán tại Trung Quốc với giá cho phiên bản tầm trung khoảng 19.283 USD trong khi thị trường Đức có giá bán tới 42.789 USD (dù vẫn là mức giá cạnh tranh so với các đối thủ). 

BYD Atto 3 được bán với giá 119.800 nhân dân tệ (tương đương 16.640 USD) ở Trung Quốc, tại Pháp là 46.690 €, tại Đức là 37.990 €, tại Úc khởi điểm là 48.011 USD (tương đương 31.336 đô la Mỹ),

BYD không có bình luận gì dành cho Reuters về vấn đề này nhưng Vương Truyền Phúc - Chủ tịch của hãng xe này đã phát biểu với các nhà đầu tư trong một cuộc họp vào tháng 3 vừa qua rằng BYD kỳ vọng xuất khẩu sẽ giúp tăng lợi nhuận cho hãng trong năm nay khi cuộc chiếc giá bán trong nước đang tạo áp lực lớn.

Các nhà sản xuất thường sẽ định giá ô tô khác nhau khi xuất khẩu xe sang các thị trường trên thế giới nhưng mức tăng sẽ khá “nhẹ nhàng”; tuy nhiên, ông Sam Fiorani, phó chủ tịch dự báo toàn cầu của AutoForecast Solutions, cho biết mức tăng như của BYD đối với thị trường nước ngoài là rất hiếm. Điều này cho thấy sự cạnh tranh rất gay gắt ở Trung Quốc với hàng chục thương hiệu xe điện có mặt, đẩy giá của chính mẫu BYD Seagull xuống mức khởi điểm dưới 10.000 USD.

Bên cạnh đó, chi phí sản xuất được siết chặt cũng giúp BYD có được lợi thế giá bán rất lớn tại Trung Quốc và cả các thị trường nước ngoài. Theo các chuyên gia về công nghiệp ô tô và pin điện của Trung Quốc, BYD tìm cách giảm mọi chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất; từ nguyên liệu thô đến pin điện thành phẩm, từ chi phí đất đai đến nhân công. Ngoài ra, chính phủ nước này cũng trợ cấp rất nhiều cho các thương hiệu bán xe điện, biến thị trường này đạt ⅓ số lượng ô tô bán ra là xe Năng lượng mới (BEV và PHEV).

BYD xuất khẩu nhiều xe điện sang các thị trường nước ngoài. TGPT

Lợi thế này khiến các đối thủ nước ngoài lo lắng, một số nhà sản xuất của Mỹ và châu Âu đang kêu gọi áp thuế cao hơn đối với xe điện Trung Quốc. Hiện BYD và một số nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đã mở rộng được thị trường sang châu Âu nhưng chưa thể tiếp cận thị trường Mỹ do phải đối mặt với thuế cao và vấn đề chính trị khá gay gắt.

Chia sẻ với Reuters, các chuyên gia về chi phí sản xuất xe điện cho rằng việc tăng giá ô tô xuất khẩu giúp BYD có thể đạt được mức lợi nhuận lớn hơn cho mỗi chiếc xe, nhưng tỷ suất đó cũng giúp nhà sản xuất này chủ động hơn trong trường hợp cần phải giảm giá để giành thị phần lớn tại nước ngoài. Ben Townsend - Người đứng đầu bộ phận ô tô tại Thatcham Research, công ty chuyên giải quyết vấn đề an toàn với các nhà sản xuất ô tô (gồm cả các hãng từ Trung Quốc) - cho biết, hiện các hãng xe Trung Quốc (dẫn đầu bởi BYD) đang hài lòng với giá bán xe điện xuất khẩu ở mức cao và thu được lợi nhuận tốt; trong khi chính những hãng này thường gặp khó khăn trong việc đạt mức hòa vốn hoặc kiếm lợi nhuận nhỏ tại thị trường quê nhà.

Để hợp lý cho mức giá cao, nhiều hãng xe điện Trung Quốc đang cố xây dựng thương hiệu trở nên cao cấp hơn. Bo Yu, Giám đốc quản lý khu vực Trung Quốc của JATO Dynamics cho biết, BYD và các nhà sản xuất xe điện khác đang cố gắng xóa bỏ sự kỳ thị đối với các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc với việc xây dựng danh tiếng trên toàn cầu và tập trung duy trì giá bán cao dành cho xe cũ.

Chênh lệch giá bán "không tưởng" tại thị trường nước ngoài

Reuters đã xem xét giá bán của BYD và các đại lý tại 5 thị trường xuất khẩu hàng đầu - Đức, Brazil, Israel, Australia và Thái Lan - với 3 mẫu xe điện phổ biến nhất của hãng là Dolphin, Seal và Atto 3. Tại các thị trường trên, giá khởi điểm của Atto 3 cao hơn Trung Quốc từ 81% đến 174%, Dolphin cao hơn từ 39% đến 178% và Seal cao hơn từ 30% đến 136%.

Tuy nhiên, cần chú ý rằng việc so sánh giá bán tại các thị trường chỉ là tương đối do sự khác biệt về mặt trang bị; một số trường hợp, phiên bản tiêu chuẩn của xe BYD tại nước ngoài có trang bị tốt hơn so với thị trường quê nhà. Nhưng về cơ bản, giá xe BYD xuất khẩu vấn cao hơn nhiều so với tại Trung Quốc, điển hình là mẫu Dolphin phiên bản mới nhất với cùng loại pin điện được bán với giá 37.439 USD - cao hơn gấp đôi so với mức giá 16.524 USD tại Trung Quốc; mẫu Seal phiên bản nâng cấp được bán với giá 48.139 USD tại Đức, cao hơn 59% so với mức giá 30.317 USD tại Trung Quốc.

Để so sánh, phân tích của Reuter cho thấy Tesla (với chi phí sản xuất cao hơn các đối thủ Trung Quốc) đang bán Model 3 (sản xuất ở Trung Quốc) tại thị trường Đức chỉ có giá cao hơn 37% so với Trung Quốc.

Có thể các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc phải đối mặt với chi phí xuất khẩu cao nhưng một phân tích của A2MAC1 - công ty chuyên tháo rời ô tô để các nhà sản xuất ô tô đánh giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh - đã làm rõ hơn vấn đề. Theo tổ chức này, khoản bù phí xuất khẩu lớn của BYD đã hỗ trợ rất nhiều cho hãng xe này và mang lại hàng nghìn USD lợi nhuận bổ sung cho mỗi chiếc xe.

A2MAC1 đã kiểm tra phiên bản BYD Dolphin của thị trường châu Âu với giá bán khoảng 35.000 USD và phiên bản cho Trung Quốc với giá khoảng 15.000 USD và nhận thấy: Mẫu xe của châu Âu dài hơn và có thêm một số tính năng, cùng với pin dung lượng lớn, hệ thống treo thoải mái hơn và bổ sung các cảm biến. Tuy nhiên, tính cả các nâng cấp đó cùng thuế nhập khẩu và chi phí vận chuyển, A2MAC1 ước tính lợi nhuận đối với mỗi chiếc xe điện BYD bán ra tại châu Âu vẫn cao hơn khoảng 7.400 USD so với Trung Quốc.

Khả năng thương lượng

BYD đang dẫn đầu thị trường Trung Quốc và đầu tư mạnh nhằm tăng doanh số tại các thị trường trên toàn cầu. Hãng xe này đã xuất khẩu 240.000 chiếc ô tô vào năm 2024, chiếm 8% tổng doanh số, nhưng BYD cũng đang bổ sung các mẫu xe mới với kỳ vọng sẽ đạt số lượng xuất khẩu 400.000 chiếc trong năm nay.

Reuters đánh giá rằng xe điện Trung Quốc tại châu Âu thường được định giá tương đương so với ô tô của các thương hiệu trong khu vực nhưng lại được trang bị sẵn các tính năng và công nghệ vốn khách hàng phải trả phí mới có được trên các đối thủ. Điển hình như BYD Atto 3 phiên bản cao nhất đang được bán với giá 42.789 USD tại Đức, thấp hơn Opel Mokka thuần điện (phiên bản tiêu chuẩn) với mức 43.652 USD, nhưng cao hơn mức giá khởi điểm 41.298 USD của Peugeot E-2008. Mặt khác, BYD lại định giá Seal cao hơn 10% so với Tesla Model 3 dù mẫu xe này ở Trung Quốc có giá thấp hơn 6% so với xe Tesla.

BYD có lợi thế hơn các nhà sản xuất ô tô truyền thống nhờ chuỗi cung ứng tích hợp theo chiều dọc, hãng có thể sản xuất gần như tất cả các bộ phận của ô tô thay vì nhập từ các nhà cung cấp. Ngoài ra, việc giảm được chi phí pin điện chính là chìa khóa cho lợi nhuận cao của hãng.

Keith Norman, Giám đốc bền vững của công ty khởi nghiệp pin Lyten ở Thung lũng Silicon (California, Mỹ), cho biết BYD cùng các công ty khác của Trung Quốc đã dành khoảng 20 năm vừa qua để có khả năng tiếp cận và khai thác độc quyền các mỏ lithium và coban (thành phần đặc biệt để sản xuất pin) trên khắp thế giới. Dữ liệu do công ty khảo sát thị trường Benchmark Mineral Intelligence cho thấy giá pin ở Trung Quốc trong năm nay thấp hơn khoảng 18% so với ở châu Âu.

Nhà phân tích Roman Aubry của Benchmark cho biết, một công ty khổng lồ như BYD với khả năng sản xuất pin của riêng mình thậm chí có thể giảm chi phí thấp hơn bằng cách đàm phán giảm giá theo số lượng trên toàn chuỗi cung ứng pin. 

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc có được lợi thế với chi phí thuê đất thấp khi thường được chính quyền địa phương trợ cấp, đồng thời cũng được hưởng lợi từ giá điện và nhân công rẻ hơn. Theo Mark Wakefield, người đứng đầu bộ phận ô tô toàn cầu tại AlixPartners, những công ty ô tô có thể xây dựng nhà máy ở Trung Quốc chỉ trong vòng một năm nhờ vào việc ít đối mặt với rào cản pháp lý hơn so với các nước phương Tây.

Điều đó có nghĩa là vốn đầu tư vào mỗi chiếc xe sản xuất ra của các hãng ô tô Trung Quốc thấp hơn nhiều và họ kiếm được nhiều tiền hơn.


Tin xem thêm

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, đổ bộ vào miền Trung chiều 19-9

VĂN HOÁ XÃ HỘI
19/09/2024 10:53

Sáng nay (19-9), áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão. Đây là cơn bão số 4 trong năm nay, có nguy cơ gây mưa lớn, dông lốc, sạt lở từ khu vực Quảng Nam ...

Người dân miền Trung chạy đua chống bão số 4

VĂN HOÁ XÃ HỘI
18/09/2024 14:52

Rút kinh nghiệm từ nhiều mùa bão trước, người dân miền Trung tranh thủ đưa tàu thuyền lên bờ, đồng thời tất bật lo dọn dẹp, kê cao đồ đạc để giảm thiểu tối đa thiệt hại.

VNVC chú trọng tiêm vaccine sởi an toàn trong chiến dịch của TP.HCM

VĂN HOÁ XÃ HỘI
18/09/2024 14:50

Đồng hành Sở Y tế TP.HCM tham gia chiến dịch tiêm vaccine sởi, VNVC với năng lực vượt trội và hệ thống bảo quản chất lượng cao sẵn sàng các điều kiện tiêm chủng an toàn, ...

Áp thấp nhiệt đới vào biển Đông, dự báo rất phức tạp, Thủ tướng ra công điện ứng phó

VĂN HOÁ XÃ HỘI
17/09/2024 17:18

Trước diễn biến rất phức tạp của áp thấp nhiệt đới và có khả năng mạnh lên thành bão, Thủ tướng đã có công điện gửi các địa phương, bộ, ngành yêu cầu chủ động ứng phó.

Đề xuất hoán đổi ngày làm việc để dịp 30/4 - 1/5 năm 2025 được nghỉ 5 ngày

VĂN HOÁ XÃ HỘI
17/09/2024 17:17

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang đề xuất phương án hoán đổi ngày nghỉ để dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5, để người lao độn...

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Khoảng 24 giờ tới, mạnh thành bão trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông

VĂN HOÁ XÃ HỘI
16/09/2024 22:59

Hồi 19h ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon, Philippines.

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

VĂN HOÁ XÃ HỘI
16/09/2024 22:58

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 96/CĐ-TTg ngày 16/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quố...

Cập nhật thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ: Số người chết, mất tích giảm

VĂN HOÁ XÃ HỘI
15/09/2024 23:07

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, đến 17 giờ 30 ngày 15/9, tổng số người chết, mất tích là 330 người, giảm 18 người so với báo cáo lúc 6 giờ ngày 15/9/2...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách

VĂN HOÁ XÃ HỘI
15/09/2024 23:06

Tối 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Chương trình truyền hình đặc biệt “Điểm tựa Việt Nam” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức phát sóng trực tiếp trên kên...