#Tết25: Vua quan triều Nguyễn ở Hoàng cung Huế ăn Tết Nguyên đán như thế nào?

29/01/2025 12:33
#Tết25: Vua quan triều Nguyễn ở Hoàng cung Huế ăn Tết Nguyên đán như thế nào?

Là kinh đô xưa cổ còn được lưu giữ gần như toàn vẹn nhất cho đến bây giờ, Huế tượng trưng cho sợi dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại. Đây là nơi triều Nguyễn - triều đình phong kiến cuối cùng và cũng là triều đình hoàn thiện nhất lịch sử nước ta đã chọn làm nơi ngự trị. 


Chính vì yếu tố này mà các tiết lễ, nghi thức tại đây được coi như chuẩn mực lễ nghi của thời kì phong kiến Việt Nam, đặc biệt là nghi thức mừng lễ Tết - ngày lễ quan trọng nhất trong năm.


Ta cùng ngược dòng thời gian, tìm hiểu nhà vua cùng quan dân tại Cung đình Huế xưa kia mừng năm mới như thế nào.


Là dịp lễ lớn nhất trong cả năm nên Tết trong cung được tổ chức rất linh đình. Kể từ cả tháng trước dịp lễ, người hầu kẻ hạ trong cung đã phải lo chuẩn bị đồ cúng lễ, trang hoàng cờ hoa khắp nơi trong hoàng cung. 


Các nghi thức lễ Tết bắt đầu ngay từ tháng Chạp với lễ Ban Sóc (phát lịch), lễ Nghinh xuân (đón ngày lập xuân), lễ Phất thức (lau chùi ấn tỷ và kinh sách), lễ Cáp hưởng (mời các vị tiên về ăn Tết), lễ Thướng tiêu (dựng cây nêu)... Tuy nhiên ngày lễ quan trọng nhất vẫn là ngày mồng 1- ngày đầu năm mới.


Mở đầu của ngày mồng 1 là lễ thượng triều của nhà vua, cũng là lễ nghi quan trọng nhất. Hôm đó, trống ở điện Thái Hòa sẽ được đánh từ canh năm (khoảng 3-5 giờ sáng). 


Lá cờ vàng hình rồng của đại lễ sẽ được kéo lên Kỳ Đài, xung quanh đó là vô số cờ khánh, hỉ nhiều màu sắc được trang trí rợp sân Đại Triều, Ngọ Môn, Kỳ Đài. 


Đến giờ tốt, vua ngự ở điện Càn Thành sẽ mặc hoàng bào, đội mũ cửu long, cầm hốt Trấn Khuê lên kiệu để đi vào điện Thái Hòa, tiến hành lễ mừng tết đầu năm.


Từ Ngọ môn, chiêng trống và nhạc mừng nổi lên đón chào vua. Súng thần công được bắn 9 phát nổ vang trời. 


Vua thắt đai ngọc ngồi trên ngai vàng, phía dưới là các quan đại thần quỳ ở sân chầu. Sau khi các quan lạy đủ năm lạy, sẽ cùng dâng những tờ hạ biểu (lời chúc phúc) và đồng thanh hô vang "Chúng thần cầu chúa thượng vạn tuế, vạn tuế".


Thượng thư lúc đó sẽ đọc chỉ dụ năm mới của vua, ban yến tiệc và quà cho các thứ bậc. Sau lễ, theo lệ các quan ai về nhà nấy. 


Tuy nhiên đến thời vua Bảo Đại, do tiếp thu văn hóa phương Tây nên vua dẫn các quan cùng vị khách phương Tây vào điện Cần Chánh để mời mọi người một ly rượu sâm-panh.


Trong ngày mồng 1 và mồng 2 vua sẽ ban yến tiệc và ban tiền thưởng xuân cho các quan lại và hoàng thân quốc thích. 


Các bữa yến tiệc ngày tết cũng được chuẩn bị thịnh soạn và sang trọng hơn ngày thường với nhiều món "sơn hào hải vị". Yến tiệc ngày tết trong cung triều Nguyễn hết sức đa dạng và phong phú, từ các món ăn quý tộc đến những thức ăn dân dã.


Thư tịch cổ Hội điển ghi chép nhiều loại món ăn gồm thủy sản (vi cá, bào ngư...), cầm thú (hươu, dê, lợn, gà…), cơm, xôi, chè, bánh mứt... hay những món cao cấp như nem công, hải sâm, yến sào.


Nhà vua không ăn yến tiệc cùng hoàng thân hay các quan mà sẽ ăn một mình. Đến thời vua Bảo Đại có đổi khác là vua sẽ ăn cùng mâm với vợ con. 


Yến tiệc trong cung rất linh đình nhưng thường chỉ diễn ra trong 2 ngày, sau đó là tổ chức các trò chơi giải trí và thử tài lộc đầu năm như trò chơi đầu hồ, họa ngự thi, đánh thơ, đánh cờ người...


Sau ngày mùng 3 tết, triều đình tổ chức lễ tịch điền. Vua sẽ xuống ruộng cày 3 đường mở đầu cho vụ mùa của năm mới, cầu cho thần dân trăm họ làm ăn sung túc. 


Ngoài các lễ nghi và trò chơi trên, trong 7 ngày Tết, trong hoàng cung còn tổ chức các lễ rước thần nông; lễ vua, hoàng hậu du xuân trên sông Hương. 


Vua đi thuyền rồng, hoàng hậu đi thuyền phụng; vua vi hành chúc Tết thần dân ở kinh đô. Cuộc lễ lớn để kết thúc Tết là lễ kỳ đạo (lễ tế cờ), thường tổ chức sau ngày 11 Tết.


Có thể thấy tục lệ ăn tết trong hoàng cung Huế không hề nặng về hưởng thụ vật chất mà lại chú trọng hơn về các nghi thức, lễ giáo. 


Chính vì tính lễ giáo này vẫn còn được lưu giữ qua các đời mà Huế ngày nay cũng là vùng có nhiều tục lệ, nghi lễ đón tết nhất trong cả nước. 


Nó đại diện cho phần văn hóa đáng quý, cần được trân trọng và gìn giữ của dân tộc ta trước xu hướng "tây hóa" đang xâm chiếm Việt Nam ngày nay.


Tin xem thêm

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh

VĂN HOÁ XÃ HỘI
19/04/2025 08:04

Tối 18.4, các khối diễu binh, diễu hành có buổi tổng hợp luyện đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nướ...

Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật dịp kỷ niệm 50 năm Thống nhất đất nước

VĂN HOÁ XÃ HỘI
19/04/2025 08:03

Từ ngày 19-30/4, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đồng loạt khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất và nhiều dự án cao tốc Bắc - Nam

VĂN HOÁ XÃ HỘI
19/04/2025 08:02

Hàng loạt công trình trọng điểm như nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất và các tuyến cao tốc Bắc - Nam sẽ được khánh thành cùng lúc vào sáng nay 19-4.

Nhận định mới về nắng nóng ở miền Bắc, miền Trung

VĂN HOÁ XÃ HỘI
19/04/2025 08:01

Hôm nay (19/4), nắng nóng gia tăng về cường độ, mở rộng về phạm vi ở miền Bắc, miền Trung, riêng khu vực Nghệ An đến Phú Yên có nơi nắng nóng gay gắt. Dự báo ngày mai (20...

Dự báo thời tiết ngày 19/4: Miền Bắc có mưa trước khi đón một đợt không khí lạnh trong tháng 4

VĂN HOÁ XÃ HỘI
19/04/2025 07:58

Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4/2025). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất

Chi tiết chuỗi hoạt động 'Sắc màu Thành phố Bác' trên bầu trời đêm TP.HCM dịp 30-4

VĂN HOÁ XÃ HỘI
18/04/2025 08:20

(PLO)- Nhiều hoạt động với chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác” sẽ diễn ra nhân dịp 30-4, như: Bắn pháo hoa, trình chiếu 3D Mapping, trình diễn drone, đêm hoa đăng trên sông Sà...

Miền Trung bước vào chuỗi ngày ‘nóng như đổ lửa’

VĂN HOÁ XÃ HỘI
18/04/2025 08:18

Hôm nay (18/4), nắng nóng sẽ mở rộng ra toàn bộ khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên với nhiệt độ cao nhất 35-37 độ, có nơi trên 38 độ. Từ ngày mai, nắng nóng khu vực này chu...

Ngọn núi ở Triều Tiên vừa được UNESCO công nhận có gì đặc biệt?

VĂN HOÁ XÃ HỘI
17/04/2025 13:18

Ngọn núi ở Triều Tiên vừa được UNESCO công nhận có gì đặc biệt?

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 được tổ chức từ ngày 17 đến 20/4/2025

VĂN HOÁ XÃ HỘI
17/04/2025 13:15

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 được tổ chức từ ngày 17 đến 20/4/2025