Từ 1/7: CSGT sẽ tạm giữ GPLX trên VNeID như thế nào?
04/07/2024 09:31
Ngày 29/6, Bộ Công an ban hành Thông tư 28/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT và Thông tư số 24 quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới.
Đáng chú ý, thông tư mới này đã sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 12 về việc kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông.
Cụ thể, các loại giấy tờ gồm: - Giấy phép lái xe - Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ - Bằng, chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng - Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực giấy đăng ký xe kèm bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy đăng ký xe) - Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường - Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định) - Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới...
Khi thông tin của các giấy tờ đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID) trong cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý thì thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thông qua thông tin trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID), cơ sở dữ liệu; việc kiểm tra thông tin của giấy tờ trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID), cơ sở dữ liệu có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ đó.
Cũng theo Thông tư mới này, trong quá trình xử lý mà người vi phạm xuất trình giấy tờ qua VNeID thì lực lượng chức năng sẽ tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử.
Cụ thể, tại điểm g khoản 2 Điều 21 quy định, trường hợp các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia (VNeID), cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý thì khi tạm giữ giấy tờ, người có thẩm quyền tạm giữ thực hiện việc tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử, cập nhật thông tin về việc tạm giữ giấy tờ đó trên hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính và đồng bộ với Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý để người vi phạm, chủ phương tiện (đối với giấy tờ của chủ phương tiện) biết, chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, phục vụ các lực lượng chức năng có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.
Các loại biên bản, quyết định của người có thẩm quyền trong việc tạm giữ, trả lại giấy tờ được thực hiện theo biểu mẫu quy định của pháp luật và có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia (VNeID), ứng dụng, hệ thống thông tin điện tử khác khi đủ điều kiện kỹ thuật thực hiện.
Cũng tại Thông tư 28, Bộ Công an đã sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 27. Theo đó, khi trả lại tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ, tước quyền sử dụng theo thủ tục hành chính cho người bị xử phạt.
Trường hợp giấy tờ đó có thông tin bị tạm giữ hoặc tước quyền sử dụng trên ứng dụng định danh quốc gia (VNeID), cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý thì người có thẩm quyền ra quyết định, lập biên bản trả lại giấy tờ cho người bị xử phạt; hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính thực hiện đồng bộ thông tin với ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý để gỡ bỏ nội dung thông tin về việc tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy tờ đó.
Ngoài ra, Thông tư 28 cũng sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 27; điểm d khoản 2 Điều 27 về căn cứ trả lại giấy tờ sau thời gian tạm giữ, gỡ bỏ thông tin tạm giữ giấy tờ trên ứng dụng... để phù hợp với quy định mới.
Sáng 9-1, Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội phối hợp với Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức hội nghị tọa đàm tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn củ...
Bộ Y tế vừa công bố kết quả xếp cấp chuyên sâu và cơ bản của 48 cơ sở, bệnh viện trực thuộc. Người dân tự đi khám ngoại trú trái tuyến ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở ...
Từ năm học 2025 - 2026 trở đi, các địa phương sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 10 công lập bằng 3 môn: Toán, Ngữ văn và môn thi thứ 3 do địa phương tự chọn.
Chiến lược phát triển giáo dục TPHCM từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu mỗi học sinh biết chơi ít nhất một môn thể thao. Để hoàn thành mục tiêu đó, c...
Sáng 7/1, hệ thống quan trắc chất lượng không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục ghi nhận ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang và c...
Ngày 7/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025, thảo luận 7 dự án luật và nghị quyết c...