Tuần tới, miền Bắc đón không khí lạnh, có nơi nhiệt độ giảm sâu
17/11/2024 09:52
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã đưa ra nhận định khí tượng trong giai đoạn cuối tuần này và tuần tới (từ ngày 16/11 đến ngày 22/11).
Khu vực Hà Nội
Từ ngày 16/11 đến ngày 17/11, Hà Nội có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng.
Từ đêm 17/11 đến ngày 18/11, Hà Nội có mưa vài nơi.
Từ đêm 18 – 22/11, Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa.
Từ ngày 19/11, do tác động của không khí lạnh, Hà Nội đêm và sáng trời rét.
Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa
Từ ngày 16/11 đến ngày 17/11, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng.
Từ đêm 17 – 18/11, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi.
Từ ngày 19 – 22/11, ngày nắng, đêm không mưa, riêng ngày 19/11 ở phía Tây Bắc Bộ có mưa vài nơi.
Từ ngày 19/11, do tác động của không khí lạnh, đêm và sáng trời rét.
Mực nước các sông Bắc Bộ biến đổi chậm.
Khu vực Trung Bộ
Từ ngày 16/11 đến ngày 21/11, khu vực Trung Bộ có mưa vài nơi. Riêng khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ từ ngày 17 – 19/11 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to.
Từ đêm 21 – 22/11, khu vực từ Nghệ An đến Bình Định có mưa, mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to; các nơi khác có mưa dông vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Từ đêm 19/11, khu vực Bắc Trung Bộ đêm và sáng trời rét.
Từ ngày 21 – 23/11, trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ; các sông khác ở Trung Bộ mực nước có dao động.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ
Từ ngày 16 – 22/11, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi; riêng khu vực Nam Bộ từ ngày 20 – 22/11 chiều tối có mưa rào rải rác và có nơi có dông.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Mực nước các sông Tây Nguyên biến đổi chậm.
Các sông ở Nam Bộ dao động theo thủy triều với xu thế giảm dần.
Nhận định tình hình hải văn
Khu vực Bắc Biển Đông sóng biển dao động từ 1 - 2m, riêng vùng biển phía đông bắc của Bắc Biển Đông độ cao sóng từ 2 - 4m.
Từ đêm 17/11 độ cao sóng tăng dần từ 4 - 6m, vùng gần tâm bão 7 - 9m, biển động dữ dội; khu vực giữa Biển Đông 4 - 6m, biển động rất mạnh. Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm quần đảo Trường Sa) sóng phổ biến 2 - 4m, biển động mạnh.
Từ ngày 18/11, trên khu vực Vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau sóng cao 2 - 4m, khu vực từ Quảng Trị đến Ninh Thuận độ cao sóng dao động 3 - 5m, biển động rất mạnh.
Về diễn biến thời tiết từ tháng 12/2024 đến tháng 2/2025, trao đổi với báoNhân Dân, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết, hiện tại, chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển khu vực xích đạo trung tâm Thái Bình Dương đang ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm là -0,3 độ C vào tuần đầu tháng 11.
Theo các dự báo mới nhất thì xác suất xuất hiện La Nina trong các tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025 giảm đáng kể so với các dự báo trước đây, trong 3 tháng sắp tới La Nina có khoảng 50-55% xuất hiện dù chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển trung bình 3 tháng vẫn ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm nhưng ít khả năng vượt quá ngưỡng -0,5 độ C (ngưỡng xác định La Nina).
Dự báo, từ tháng 12/2024 đến tháng 2/2025, hoạt động của bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền nước ta có khả năng ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm trên Biển Đông: 1,4 cơn, đổ bộ vào đất liền: 0,2 cơn). Bão/áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền có khả năng tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía nam.
Ngoài ra, trên phạm vi cả nước tiếp tục có khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét và gió giật mạnh.
Đáng chú ý, các đợt mưa lớn sẽ tiếp tục xuất hiện tại khu vực Trung và Nam Trung Bộ trong nửa cuối tháng 11 và đầu tháng 12. Mùa mưa ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có thể kết thúc muộn hơn bình thường (khoảng cuối tháng 11 tại Tây Nguyên và Nam Bộ và cuối tháng 12/2024 tại khu vực Trung và Nam Trung Bộ) .
Về diễn biến hoạt động của không khí lạnh ở khu vực Bắc Bộ, ông Hoàng Phúc Lâm cho biết, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 12/2024 đến tháng 2/2025 và gây ra các đợt rét đậm, rét hại. Cần đề phòng khả năng xảy ra những đợt rét đậm, rét hại kéo dài đặc biệt tại các khu vực vùng núi phía bắc, kèm theo hiện tượng sương muối, băng giá trong thời gian này.
Hiện tượng rét đậm, rét hại tại khu vực Bắc Bộ có khả năng xuất hiện trên diện rộng từ nửa cuối tháng 12 (tương đương so với trung bình nhiều năm).
Ông Hoàng Phúc Lâm lưu ý: Trong thời kỳ dự báo (từ tháng 12/2024-2/2025), bão/áp thấp nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển. Ngoài ra, hiện tượng mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và sức khỏe cộng đồng ở các khu vực trên phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó, các đợt rét đậm, rét hại có thể kèm theo hiện tượng sương muối, băng giá có thể tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe của người dân.
Sau trận Việt Nam đánh bại Singapore 2-0, nhiều cổ động viên (CĐV) Đông Nam Á đã có những dòng trạng thái đầy cảm xúc nói về trận đấu vô cùng căng thẳng này.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài vừa ký ban hành Chương trình số 35-CTr/TU về chương trình công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ TP, B...
Từ ngày 22 đến 25/12, metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã chạy 797 chuyến tàu, phục vụ gần 400.000 lượt hành khách trải nghiệm trong giai đoạn miễn phí vé 1 tháng
Nhân dịp Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80 và trước thềm năm mới 2025, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an có bài viết “Bảo đảm an n...