Nhưng trong vòng 10 năm qua, Apple cũng không tạo ra được một chiến lược phát triển và vận hành AI hợp lý. Siri cũng chỉ có những nâng cấp nhỏ kể từ khi ra mắt năm 2011. Công cụ trợ lý ảo này gặp khó khăn trong việc tiếp cận cộng đồng sử dụng thiết bị công nghệ, nhất là trong mảng thiết bị smarthome. Trong những chiếc HomePod, Siri còn chẳng làm được một nhiệm vụ đơn giản là chơi nhạc theo yêu cầu từ giọng nói của người dùng.
John Burkey, người đã làm việc với dự án Siri trong vòng 2 năm trước khi rời Apple cho rằng, nhóm kỹ sư phát triển Siri đã thất bại trong việc lôi kéo sự chú ý, và cả nguồn lực tài chính để phát triển giải pháp.
Phòng nghiên cứu Zurich của Apple: Lôi kéo hàng loạt kỹ sư và giám đốc Google về phát triển AI
Financial Times đã tiến hành theo dõi hàng chục tài khoản mạng xã hội LinkedIn kết nối doanh nghiệp, và phát hiện ra rằng Apple trong thời gian qua đã tuyển dụng rất nhiều chuyên gia về trí thông minh nhân tạo ở Google…
Khó khăn nữa của Apple chính là tuyển dụng và giữ chân những nhà nghiên cứu AI hàng đầu. Trong những năm qua, họ đã mua lại trên dưới hai chục startup AI lớn đến nhỏ, dẫn đầu bởi những nhà nghiên cứu trí thông minh nhân tạo xuất sắc. Nhưng những nhà quản lý và nhà nghiên cứu này không ở lại Apple lâu. Trước đây từng có một bài viết về phòng nghiên cứu AI của Apple tại Zurich, Thụy Sỹ, ở đó có một đoạn nói về giáo sư Ruslan Salakhutdinov. Ông có tuyên bố: “Những nhà nghiên cứu AI nói: Mình có những lựa chọn nào? Quay lại giảng dạy và nghiên cứu hàn lâm được không? Mình có được quay trở lại những viện nghiên cứu, nơi có thể làm việc thoải mái hơn một chút hay không?”
Chính bản thân giáo sư Salakhutdinov cũng rời bỏ Apple năm 2020 để trở về trường Carnegie Mellon tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy.
Những tháng gần đây, Apple đã liên tục công bố những kết quả nghiên cứu hàn lâm những mô hình, giải pháp và công nghệ AI. Đi kèm với đó là những mô hình được công bố dưới dạng mã nguồn mở vận hành phi lợi nhuận. Nhưng những nhà nghiên cứu AI lâu năm đã đặt ra câu hỏi về giá trị của những nghiên cứu này. Theo các nhà nghiên cứu, Apple có vẻ đang quan tâm tới việc tạo ra cho công chúng cảm giác họ nghiêm túc với AI, chứ không phải thực sự tạo ra một ví dụ AI có thể được Apple thương mại hóa trong nay mai.
Tsu-Jui Fu, thực tập sinh Apple, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành AI ở đại học Santa Barbara, California là tác giả của một trong những báo cáo nghiên cứu AI của Apple gần đây. Mùa hè 2023, anh đã phát triển một hệ thống chỉnh sửa ảnh bằng lệnh văn bản thay vì những công cụ giống như Photoshop. Anh cho biết, Apple đã hỗ trợ dự án này bằng cách cung cấp tài nguyên GPU máy chủ đám mây để phục vụ nghiên cứu, nhưng hoàn toàn không có tương tác giữa Fu với nhóm kỹ sư phát triển AI của Apple.