Nhà tâm lý học Sonia Livingstone: Vẫn có cách cho trẻ em dùng smartphone hiệu quả và an toàn

14/05/2024 08:36
Nhà tâm lý học Sonia Livingstone: Vẫn có cách cho trẻ em dùng smartphone hiệu quả và an toàn
Những tranh cãi xung quanh việc có nên để các bạn nhỏ sử dụng smartphone hay không luôn dễ đẩy quan điểm của mọi người thành hai thái cực trái ngược hoàn toàn. Có những người nhìn vào thế hệ trẻ và những cô bé cậu bé tuổi vị thành niên mong manh dễ vỡ vì lạm dụng công nghệ. Họ chỉ ra những nghiên cứu khoa học chứng minh rằng mạng xã hội nói riêng và công nghệ nói chung không chỉ tạo ra quan hệ tương quan với sức khỏe tâm thần của các bé, mà còn chính là thứ gây ra những bệnh lý tâm thần đối với thế hệ trẻ.

Giải pháp của họ, nói theo cách của nhà tâm lý học người Mỹ Jonathan Haidt, bao gồm việc cấm trẻ dưới 16 tuổi tiếp cận mạng xã hội, cấm dùng smartphone ở trường học, và tập trung nhiều hơn vào giáo dục thể chất.
asian-boy-cellphone.webp

Ở thái cực hoàn toàn ngược lại, là những người coi việc trẻ em bị trầm cảm vì mạng xã hội là một biểu hiện của sự hoảng loạn đạo đức xã hội một cách sai lầm. Ngày xưa trò chơi điện tử đã phải chịu nhiều tai tiếng vì lý do và tác động y hệt, mạng xã hội giờ mới tới lượt trở thành “nạn nhân” của việc bị xã hội coi là nguyên nhân khiến trẻ em gặp nhiều vấn đề tâm lý.

Theo họ, kể cả khi đúng là trẻ em, thanh thiếu niên sử dụng smartphone tạo ra hậu quả thì cũng không thể hạn chế điều đó một cách triệt để, không cách nào cấm được, vì những MXH đã trở thành thứ công cụ số cực kỳ quan trọng với các em.




Giáo sư, nhà tâm lý học Sonia Livingstone, OBE thì cho rằng có một cách để cả hai phe này tìm ra tiếng nói chung, để cùng thỏa hiệp, từ đó tạo ra tương lai tốt hơn cho các bạn nhỏ. Giống hệt như Haidt, bà Livingstone cũng là một nhà tâm lý học xã hội, trưởng khoa học gia nghiên cứu về cuộc sống số của thanh thiếu niên tại London School of Economics, và là người đặt nền móng cho đạo luật an toàn trực tuyến năm 2023 tại Anh Quốc. Đạo luật này áp đặt trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em vào tay những tập đoàn công nghệ.
637101beb48c47640ab8f9e9-Speaker-SoniaLivingstone-Grid-1280x853.jpg

Bà Livingstone trước giờ luôn phản đối việc tạo ra giới hạn thời gian sử dụng thiết bị công nghệ đối với trẻ em. Lý do là, thứ quan trọng hơn cần quản lý là những gì các bạn nhỏ làm với chiếc điện thoại hay máy tính bảng, và trong trường hợp như thế nào, chứ không phải là dùng điện thoại bao lâu. Quan trọng hơn, điện thoại và máy tính bảng sở hữu song song đồng thời cả lợi ích lẫn nguy cơ.

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên là thứ vô cùng phức tạp. Theo bà Livingstone, coi công nghệ là thứ duy nhất đang gây tổn hại cho Gen Z, Haidt “đang tạo ra một tuyên bố quá lố. Nhưng điểm đồng tình là tôi không nghĩ ai cũng sẽ khẳng định rằng dùng điện thoại không ảnh hưởng gì đến sức khỏe tâm thần của họ. Nhiều bạn trẻ được tôi phỏng vấn nói rằng công nghệ và điện thoại khiến cuộc sống của họ tồi tệ hơn.”

Những nghiên cứu của giáo sư Livingstone giúp bà tập trung vào hai điểm. Đầu tiên là kiểm soát những tập đoàn công nghệ, nơi “mô hình kinh doanh của họ là kích thích sự chú ý của con trẻ bằng cách chạy đua hiển thị những nội dung khiến chúng nghiện MXH, từ đó khiến cha mẹ, giáo viên hay bất kỳ ai không còn khả năng kiểm soát con em họ.” Lấy ví dụ, 30 năm về trước, Microsoft chỉ kích thích trí tò mò một cách nhẹ nhàng: “Hôm nay bạn muốn phiêu lưu ở đâu?” Còn ngày hôm nay, TikTok khiến trẻ em dán mắt vào màn hình điện thoại hàng giờ đồng hồ liền.
101396.jpg

Bà Livingstone cho rằng, Anh Quốc đã “lãng phí 2 thập kỷ” kỳ vọng các tập đoàn công nghệ có thể tự quản lý chính họ, kết quả là nước Anh phải có đạo luật Online Safety Act với những điều khoản mạnh tay và nghiêm minh: “Chúng tôi đã có quyền tắt tính năng tự động phát nội dung. Nó sẽ giết chết mô hình kinh doanh của TikTok, rồi khi đó TikTok sẽ có thời gian suy nghĩ lại. Đám trẻ nói với tôi rằng: Có lúc chúng nó bị doomscrolling, rồi thoắng một cái, 3 tiếng đồng hồ trôi qua.”

QUẢNG CÁO



Điều thứ hai mà giáo sư Livingstone tập trung vào, là tìm ra những cách để phụ huynh và các em nhỏ có thêm tiếng nói: “Bạn chắc chắn sẽ không tìm được đứa nào khẳng định là, cứ kệ cháu trong phòng với cái điện thoại, cháu sẽ hạnh phúc và trưởng thành ổn.”

Hiện tại quan điểm của chính phủ Anh Quốc là ủng hộ các trường học cấm học sinh sử dụng điện thoại, kể cả trong lẫn ngoài giờ học, miễn là còn ở trong khuôn viên trường. Gần đây có một nghiên cứu của các nhà khoa học Na Uy củng cố cho quan điểm này, cho thấy rằng việc cấm sử dụng smartphone trong khoảng thời gian thanh thiếu niên ở trường học có thể giúp điểm số được cải thiện, giảm tình trạng học sinh bị bắt nạt. Nhưng tổng thể những nghiên cứu hàn lâm về vấn đề này “vẫn còn rất hạn chế, không thể đưa ra kết luận đúng.”
2274871.jpg

Thay vào đó, theo giáo sư Livingstone, trường học “nên lấy ý kiến của các thanh thiếu niên. Chúng có thể đưa ra quyết định chẳng hạn như trong giờ học thì không được lấy điện thoại ra. Hoặc trong giờ ăn trưa chỉ được dùng điện thoại trong trường hợp phụ huynh nhắn tin hoặc có chuyện khẩn cấp.” Theo vị giáo sư này, độ tuổi thiếu niên “vẫn mong muốn có không gian để nói chuyện trực tiếp với nhau”, nhưng cùng lúc vẫn cần áp dụng việc cho phép hay cấm smartphone một cách linh động.

Những quy định nghiêm ngặt luôn gặp phải những thực tế mà người làm nội quy không nghĩ tới. Chẳng hạn như trong những gia đình nơi sự hiện diện của bậc cha mẹ không đủ, smartphone có thể là nguồn cung cấp kiến thức đầy giá trị. Hoặc một ví dụ khác là việc áp đặt trẻ em không được dùng smartphone 1 tiếng trước khi ngủ, chẳng hạn như chúng phải dùng ứng dụng hỗ trợ đi vào giấc ngủ thì sao?
23-bwp-article-1920pxW.jpg


“Mọi tranh luận về quy định đều phá bỏ ý tưởng cha mẹ và phụ huynh có thể tin tưởng trẻ em có khả năng tự đưa ra quyết định hợp lý.” Những quy định cấm sử dụng smartphone mạnh tay, ngăn chặn việc tiếp cận với cộng đồng và xã hội, dù là qua ứng dụng MXH, “đều sẽ gặp phải sự phản đối hay căm ghét của đám nhỏ.” Thứ có giá trị hơn là những lựa chọn mặc định tốt hơn cho trẻ em, và lời khuyên của phụ huynh: “Chính bản thân chúng ta cũng sợ việc phải hướng dẫn con, chính người lớn còn cần được hướng dẫn nữa là.”


Kể từ khi smartphone phổ biến đầu thập niên 2010, đúng là có thực trạng tăng tỷ lệ mắc những bệnh lý tâm thần ở đối tượng thanh thiếu niên phương Tây, nhưng nguyên nhân không chỉ đơn thuần là nhận thức của các bạn nhỏ được mở rộng quá nhanh nhờ MXH. Tình trạng thanh thiếu niên tự hại (self-harm) và tự sát cũng đã tăng mạnh ở Anh và Mỹ kể từ đầu thập niên 2010. Cũng có những quốc gia đi ngược xu hướng này, Pháp chẳng hạn. Những khảo sát của PISA thì cho thấy, ở độ tuổi 15, tình trạng cảm thấy bản thân cô đơn ngày một tăng cao.

Bà Livingstone cho rằng: “Số liệu trong quá khứ mà tôi cảm thấy đáng tin cậy, là có sự chuyển dịch kể từ sau thế chiến thứ II, con người chịu đựng những vấn đề từ bên trong bản thân dần nhiều hơn những vấn đề từ bên ngoài. Đúng là có tình trạng trẻ em cảm thấy cô đơn tăng cao, tình trạng bệnh lsy tâm thần tăng lên, v.v… Nhưng cùng lúc, chúng ta cũng thấy tỷ lệ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật giảm đi, việc trẻ dưới 18 tuổi sử dụng đồ uống có cồn cũng giảm, tỷ lệ mang thai ở độ tuổi vị thành niên cũng giảm. Đó là hệ quả của việc một thế hệ đang rất thận trọng, có vấn đề gì là tự ôm hết vào trong thay vì bộc phát ra ngoài.”
smartphonechinaistock-934690332.webp

Những cuộc phỏng vấn với trẻ em của giáo sư Livingstone cho thấy, trẻ em có cảm giác “bị người lớn gây thất vọng.” Chúng nói rằng điện thoại giờ là công cụ theo dõi tin tức chủ yếu, nhưng cũng là nguồn cung cấp những thông tin giả mạo, những lo âu hoảng loạn và cả việc mất đi tiếng nói của bản thân: “Điều đó khiến chúng bị ngợp, chúng bị ép chịu trách nhiệm vì những gì đang diễn ra, nhưng vấn đề là chúng chẳng làm được gì cả.”

Jonathan Haidt gọi thế hệ sinh sau năm 1996 là “thế hệ âu lo.” Nhưng sự âu lo thậm chí đã bắt đầu với những thế hệ hiện giờ làm cha làm mẹ, bị phụ huynh ngăn cấm không cho chơi ở ngoài vì sợ nguy hiểm. Thập niên 1990, bà Livingstone để ý tới tỷ lệ trẻ em khi ấy có TV trong phòng ngủ. Ngay từ thời điểm đó lớp thanh thiếu niên 8x 9x đã khẳng định là thích chơi ở ngoài hơn, nhưng không được phép.
GettyImages-910586842-432849ed89864c169ac4f298cb88c92a.jpg

Trái ngược quan điểm này, là số liệu của cơ quan quản lý viễn thông Ofcom (Office of Communications). Năm 2021 ở Mỹ, trẻ vị thành niên trung bình bỏ ra 3.5 giờ đồng hồ mỗi ngày trên mạng xã hội. Còn ở Anh Quốc, 25% trẻ em 5 đến 7 tuổi có smartphone. 30% trong số đó xem TikTok. Nhiều ông bố bà mẹ cũng có quan điểm có phần hoảng sợ vì thấy con mình cả ngày ngồi nhắn tin và xem video trên điện thoại. Nhưng họ cũng hiểu là không thể ngắt con mình khỏi smartphone, vì bạn bè ở trường đều ở trên đó.

Bà Livingstone khẳng định: “Đám nhỏ không biết tự rời mắt khỏi điện thoại, thật thế sao? Tôi đã quan sát ở trường học, 4h chiều tan học, đám nhỏ trò chuyện sôi nổi, chẳng thấy đứa nào rút điện thoại ra cả.”

Điều mà Jonathan Haidt và Sonia Livingstone đồng tình, đó là trẻ em cần nhiều thời gian và điều kiện để được tự do chơi và khám phá ở bên ngoài, dù là ở công viên hay những trung tâm vui chơi. Nhưng trái ngược với Haidt, bà Livingstone không tin vào những biện pháp kiểm soát thời gian dùng smartphone, vì cho rằng chúng không thực tiễn. Lấy ví dụ theo bà Livingstone, bố mẹ mệt, cho con nhỏ nghịch điện thoại 30 phút không vấn đề gì. Nhưng cùng lúc phụ huynh phải làm gương hướng dẫn cho con cách dùng điện thoại hiệu quả. Và quan trọng nhất, là cấm theo dõi con bằng GPS. Khi ấy lòng tin sẽ không còn.

Hoàn toàn có thể tìm ra những cách để khuyến khích các bạn nhỏ tìm đến những tác vụ tích cực trên mạng internet, chỉ đơn giản lên Google tìm kiếm “những thứ vui vẻ cha mẹ có thể làm cùng con trên mạng” là được.
22155407-gettyimages-1266314973-cover-1600x1065.jpg

Những nghiên cứu của bà Livingstone mô tả những vấn đề mà các gia đình có con nhỏ hay ở lứa tuổi thanh thiếu niên đang phải đối mặt. Ngay cả khi ở độ tuổi nhỏ, cha mẹ đặt ra quy định, nhưng rất khó để thực hiện nghiêm túc quy định ấy, đặc biệt là khi có đứa thứ hai hoặc thứ ba. Một khi mạng xã hội đã xuất hiện trong cuộc sống trẻ em, rất khó để ngăn cấm.

Ở đây, cần nhấn mạnh vai trò của cơ quan quản lý. Ở Anh Quốc, Ofcom là “cơ quan quản lý truyền thông có nguồn lực tốt và thành thạo về mặt kỹ thuật nhất hành tinh.” Tuần trước, cơ quan này đã phác thảo cách tiếp cận dự thảo luật của họ để điều chỉnh và quản lý những tính năng gây nghiện cũng như có hại của nền tảng.

Ofcom có thể sẽ có hiệu quả trong việc giảm khả năng trẻ em tiếp xúc với những nội dung khiêu dâm và tự làm hại bản thân. "Họ có thể thu hút sự chú ý bằng cách kiểm soát những thuật toán, kiểm soát các mạng xã hội, từ chỗ hiển thị nội dung kiểu “tôi lo lắng về cân băng của mình”, đẩy người xem sang những nội dung “hướng dẫn có vòng bụng thon gọn hơn.”"
teen-mobile-social-media-999231426.jpg

Cơ quan quản lý thì muốn các dịch vụ trực tuyến phải mạnh tay hơn trong việc kiểm tra độ tuổi người dùng. Anh Quốc trước đây từng từ bỏ nỗ lực xác minh độ tuổi người dùng tài khoản dịch vụ trực tuyến, chẳng hạn như có thể yêu cầu người lớn cung cấp thông tin thẻ tín dụng, thì mới được truy cập những trang web 18+. Bà Livingstone cho rằng ý tưởng này có thể được hồi sinh.

Rồi cũng có những vấn đề khác, chẳng hạn như việc trẻ em bị ngợp trong những group trò chuyện lớn. Dưới áp lực chính trị của các nhà lập pháp và các cơ quan quản lý, Meta, chủ sở hữu WhatsApp vừa có những thay đổi, chẳng hạn như giúp trẻ em chặn tin nhắn từ bên ngoài danh bạ của chúng dễ dàng hơn. Nhưng tình hình hiện tại vẫn là những tác động trái chiều. Năm nay, Meta đã giảm độ tuổi tối thiểu được sử dụng WhatsApp ở EU và Anh Quốc từ 16 xuống 13.

Theo bà Livingstone, quyết định này “không phải vì có nhà tâm lý học nào đó khẳng định 13 là độ tuổi phù hợp để trẻ em sử dụng WhatsApp, mà bởi vì mọi ứng dụng khác đều cho trẻ 13 tuổi sử dụng, thêm người dùng là thêm dữ liệu, rồi từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.”
NINTCHDBPICT000533104058.webp

Ở khía cạnh game online có loot box mua và mở đúng kiểu đánh bạc, bà Livingstone muốn các công ty phản ứng nhanh hơn trước những lo ngại của các bậc cha mẹ, yêu cầu những hãng game ngừng cho phép trẻ em tiêu tiền thật trong tài khoản game của chúng. Trong điều kiện lý tưởng, chính sách sẽ dựa trên bằng chứng dữ liệu của các tập đoàn. Nhưng công nghệ không đứng yên một chỗ, các tập đoàn luôn chần chừ trong việc giao nộp dữ liệu, vì thế biện pháp phòng ngừa, cấm tuyệt đối việc trẻ dưới 18 tuổi tiếp cận loot box có thể là hợp lý.

Tin xem thêm

Các nhà khoa học đề xuất 4 nhóm giải pháp đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

VĂN HOÁ XÃ HỘI
09/01/2025 13:38

Sáng 9-1, Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội phối hợp với Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức hội nghị tọa đàm tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn củ...

Kết quả xếp cấp 48 bệnh viện thuộc Bộ Y tế để người dân được hưởng tối đa BHYT

VĂN HOÁ XÃ HỘI
09/01/2025 13:37

Bộ Y tế vừa công bố kết quả xếp cấp chuyên sâu và cơ bản của 48 cơ sở, bệnh viện trực thuộc. Người dân tự đi khám ngoại trú trái tuyến ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở ...

Thời tiết hôm nay 9/1: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa vài nơi, trời rét

VĂN HOÁ XÃ HỘI
09/01/2025 13:36

Dự báo thời tiết hôm nay (9/1), Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa vài nơi, trời rét; Nam Trung Bộ, Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa.

Bộ GD&ĐT chốt thi vào lớp 10 bằng 3 môn, môn thứ 3 do địa phương tự chọn

VĂN HOÁ XÃ HỘI
08/01/2025 10:43

Từ năm học 2025 - 2026 trở đi, các địa phương sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 10 công lập bằng 3 môn: Toán, Ngữ văn và môn thi thứ 3 do địa phương tự chọn.

Thúc đẩy thể thao học đường

THỂ THAO
08/01/2025 10:41

Chiến lược phát triển giáo dục TPHCM từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu mỗi học sinh biết chơi ít nhất một môn thể thao. Để hoàn thành mục tiêu đó, c...

Các trường hợp không được phép dạy thêm và tổ chức dạy thêm theo quy định mới

VĂN HOÁ XÃ HỘI
08/01/2025 10:40

Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025.

Diễn biến ô nhiễm không khí ở miền Bắc những ngày tới

VĂN HOÁ XÃ HỘI
07/01/2025 12:09

Sáng 7/1, hệ thống quan trắc chất lượng không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục ghi nhận ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang và c...

Tăng mức phạt lỗi xe không chính chủ mới nhất năm 2025, mượn xe người thân có bị phạt?

VĂN HOÁ XÃ HỘI
07/01/2025 12:06

Theo Nghị định 168 mới, mức phạt với các xe không chính chủ đã tăng so với trước nên người dân cần biết để tránh mắc phải.

Chính phủ họp về nhiều dự án luật, nghị quyết quan trọng liên quan tổ chức bộ máy

VĂN HOÁ XÃ HỘI
07/01/2025 12:03

Ngày 7/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025, thảo luận 7 dự án luật và nghị quyết c...