Nhập số điện thoại cần khôi phục mật khẩu.
Đó cũng là một trong những nội dung được bàn thảo tại Hội thảo Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng. Thượng tướng Lương Tam Quang cho biết, Hội thảo được tổ chức với mục tiêu cao nhất, đó là thông qua hội thảo làm rõ tầm nhìn chiến lược, tổng thể, toàn diện về pháp lý, giải pháp, trách nhiệm từng cơ quan, tạo cơ sở tham mưu với Đảng, Nhà nước, định hướng phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu tối đa lừa đảo trên không gian mạng. Cùng với đó, bảo đảm cao nhất an ninh con người, cuộc sống bình yên, hạnh phúc của người dân, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Sớm có giải pháp toàn diện để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả vấn nạn lừa đảo trên không gian mạng
Trao đổi hai vấn đề tại Hội thảo, theo Thượng tướng Lương Tam Quang, vấn đề thứ nhất là xuất phát từ thực tiễn lừa đảo trên không gian mạng thời gian qua diễn biến rất phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng cho tổ chức, cá nhân, tác động tiêu cực đến phát triển, đòi hỏi sớm đánh giá toàn diện, thấu đáo và có giải pháp toàn diện để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả.
Trên phương diện quốc tế, Liên hợp quốc và một số tổ chức, cộng đồng quốc tế, khu vực đang thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác quốc tế, thúc đẩy phối hợp giữa các quốc gia, thiết lập các quy tắc chung nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ, phát huy cao nhất thuận lợi. Trên phương diện quốc gia, hơn 160 nước, trong đó nhiều nước lớn liên tiếp ban hành các chính sách mới nhằm tăng cường bảo vệ dữ liệu, phòng chống đánh cắp, mã hóa dữ liệu để lừa đảo, đòi tiền chuộc.
Tại Việt Nam, trong năm 2023, các đối tượng tội phạm mạng trong và ngoài nước liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn, triệt để lợi dụng công nghệ mới để tấn công, xâm nhập, lừa đảo quy mô lớn, gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đe dọa cuộc sống bình yên, hành phục của người dân. Theo thống kê, cổng cảnh báo an toàn thông tin ghi nhận gần 16.000 phản án lừa đảo trực tuyến; trong đó 91% liên quan lĩnh vực tài chính, tăng 64,78% so với năm 2022, tỷ lệ người dùng nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo là 73%.
Công ty an ninh mạng Singapore Group-IB công bố vụ lừa đảo sử dụng 240 tên miền liên kết giả mạo nhằm mạo danh 27 tổ chức tài chính, ngân hàng của Việt Nam để thu thập thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng từ năm 2022 đến nay; chợ đen mua bán thông tin tẻ tín dụng Biden Cash đã công khai trực tuyến cơ sở dữ liệu miễn phí gồm trên 2 triệu thẻ ghi nợ và tín dụng. Tình trạng mua bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng trên không gian mạng tác động xấu đến uy tín, thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Qua công tác đấu tranh phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho thấy: (i) Hoạt động của các đối tượng tội phạm rất chuyên nghiệp, có tổ chức, phân công vai trò cụ thể. Các đối tượng cầm đầu thường là người nước ngoài, trú chân tại địa bàn các nước láng giềng lừa đảo, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ đưa người Việt Nam ra nước ngoài thực hiện hành vi phạm tội; (ii) Phương thức, thủ đoạn phạm tội rất tinh vi, sử dụng công nghệ deepface giả mạo người thân hoặc cơ quan chức năng gọi điện; kêu gọi đầu tư qua các sàn giao dịch ngoại hối, tiền ảo, chứng khoán; (iii) Đối tượng mà tội phạm lừa đảo qua mạng hướng tới chủ yếu là nhóm người cao tuổi, sinh viên, người lao động có công việc không ổn định, thu nhập thấp, thậm chí là cả trẻ em (những người sử dụng điện thoại thông minh, có điều kiện tham gia môi trường mạng nhưng khả năng nhận thức các dấu hiệu, hành vi lừa đảo còn thấp, dễ bị lợi dụng sự cả tin, lòng tham để thực hiện hành vi lừa đảo).
Với thực trạng này, theo Thượng tướng Lương Tam Quang, việc ngăn chặn, giảm thiểu thiệt hại do lừa đảo qua không gian mạng đang đặt ra rất cấp thiết hiện nay.
Vấn đề thứ hai, xuất phát từ thực trạng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng, đòi hỏi cấp thiết sớm thống nhất nhận thức, hành động trong mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Theo Thượng tướng Lương Tam Quang, thời gian qua, với sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan, sự tham gia tích cực của nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhất là sự chung tay của các doanh nghiệp trong Hiệp hội an ninh mạng quốc gia, phòng chống lừa đảo qua không gian mạng đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng.
Trong đó: (i) Hình thành hành lang pháp lý, tạo cơ sở vững chắc cho đầu tranh phòng,chống tội phạm mạng nói chung, tội phạm lừa đảo qua mạng nói riêng (Luật An ninh mạng, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng, Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân...); (ii) Tuyên truyền về phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú, tiếp cận đến nhiều người dân; xóa bỏ SIM “rác”, ngăn chặn các giao dịch, dòng tiền liên quan đến hành vi phạm tội, rà soát, phát hiện các giao dịch đáng ngờ liên quan hoạt động lừa đảo đang được thúc đẩy; hệ thống trao đổi thông tin cơ sở dữ liệu về tài khoản ngân hàng liên quan đến đối tượng lừa đảo, vi phạm pháp luật đang được xây dựng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, công tác phòng chống lừa đảo trên không gian mạng còng nhiều khó khăn. Những khó khăn, vướng mắc trong phòng chống lừa đảo trên không gian mạng đặt ra yêu cầu cấp thiết trao đổi, thảo luận thẳng thắn giữa các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân, đánh giá toàn diện, làm rõ nguyên nhân, thống nhất xác địn giải pháp tháo gỡ triệt để trong thời gian tới.
Mang trong mình sứ mệnh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, trước hết là trên không gian mạng, Thượng tướng Lương Tam Quang tin tưởng chắc chắn rằng mỗi bộ, ngành, mỗi doanh nghiệp trực thuộc Hiệp hội, với trách nhiệm cao nhất trước Đảng, Nhà nước, trước nhân dân, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, trogn đó có lợi ích của mỗi doanh nghiệp, sẽ tham gia Hội thảo với những ý kiến chất lượng, đóng góp tâm sức, trí tuệ để hội thảo đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Xây dựng thế trận toàn dân phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng
Phát biểu tại Hội thảo, Trung tướng Nguyễn Minh Chính - Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội An ninh mạng quốc gia cho hay, trong năm 2023, theo số liệu thống kê của lực lượng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phát hiện, tiếp nhận hơn 3.500 vụ việc, tổng số tiền thiệt hại hơn 2.487 tỷ đồng, tập trung chủ yếu các phương thức lừa đảo, như: (1) Tuyển cộng tác viên tham gia kinh doanh, buôn bán, giới thiệu sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử chiếm 44,7%; (2) Phát tán các mã độc, tấn công chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội để nhắn tin lừa đảo chiếm 17,3%; (3) Gọi điện giả danh lực lượng chức năng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, nhân viên ngân hàng, viễn thông... chiếm 11,6%; (4) Tạo lập các sàn giao dịch, kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo, chứng khoán chiếm 13,2%; (5) Giả danh công ty tài chính, ứng dụng vay tiền chiếm 8,5%; (6) Một số hình thức lừa đảo khác chiếm 4,7%.
Các đối tượng thường học hỏi lẫn nhau, chia sẻ những phương thức, thủ đoạn mới, hoàn hảo, cập nhật kịch bản thường xuyên, liên tục và triệt để lợi dụng khoa học công nghệ, những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý của cơ quan chức năng để thực hiện hành vi phạm tội, gây khó khăn trong công tác xác minh, điều tra để che giấu thông tin, xóa dấu vết tội phạm. Trong khi đó, người bị hại đa phần thiếu ý thức cảnh giác trước các phương thức, thủ đoạn hoạt động lừa đảo trên không gian mạng, không có kiến thức về bảo mật thông tin và các hoạt động tố tụng hình sự; khi trình báo sự việc, nạn nhân không biết thông tin về đối tượng, nguyên nhân mất tiền trong tài khoản.
Trước diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã xác định: “Đây không chỉ là nhiệm vụ riêng của lực lượng Công an, mà phải cần có sự tham gia, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp và người dân".
Với quan điểm nêu trên, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã trực tiếp tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an triển khai nhiều nhiệm vụ công tác nhằm huy động sức mạnh, hình thành thế trận toàn dân phòng, chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.
Thứ nhất, Cục đã tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 25/7/2018 về “Chiến lược an ninh mạng quốc gia”; tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 77/QĐ-TTg ngày 30/11/2022, phê duyệt Đề án “Xây dựng Thế trận An ninh nhân dân trên không gian mạng".
Tham mưu thành lập Hiệp hội An ninh mạng quốc gia nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, xây dựng cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức, doanh nghiệp và giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân triển khai các giải pháp, công tác phòng, chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.
Thứ hai, chỉ đạo hệ lực lượng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trên toàn quốc triển khai đồng bộ lực lượng, phương tiện nghiệp vụ tiến hành rà soát, phát hiện các mục tiêu, đối tượng nghi vấn có hoạt động lừa đảo trên không gian mạng để đấu tranh, xử lý. Kết quả, trong năm 2023 các đơn vị đã đấu tranh, khởi tố hơn 1.500 vụ án, với hơn 500 bị can góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, răn đe trấn áp các loại tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.
Thứ ba, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước tham mưu, triển khai giải pháp rà soát, định danh, xác thực thuê bao di động, tài khoản ngân hàng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm hạn chế tình trạng SIM “rác”, tài khoản ngân hàng “rác”; áp dụng phương thức xác thực sinh trắc học đối với các giao dịch chuyển tiền ngân hàng hoặc nộp vào ví điện tử với các định mức cụ thể nhằm ngăn chặn, hạn chế giao dịch, chuyển nhận dòng tiền vi phạm pháp luật theo Quyết định số 2345/QĐ- NHNN ngày 18/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ tư, tăng cường các biện pháp công tác quản lý nhà nước, huy động sự tham gia, phối hợp của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trong, ngoài nước, các ngân hàng thương mại trong đấu tranh phòng, chống tội phạm lừa đảo
"Thời gian tới, cùng với quá trình phát triển của công nghệ thông tin, mạng Internet, các loại tội phạm mạng nói chung, cũng như tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng nói riêng sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn. Để giải quyết triệt để các tồn tại, hạn chế nêu trên, góp phần xây dựng, triển khai hiệu quả thế trận toàn dân trong phòng, chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đưa ra một số giải pháp, kiến nghị cụ thể" - Trung tướng Nguyễn Minh Chính cho hay.
Hội thảo Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng là sự kiện nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến phương thức, thủ đoạn, hậu quả do hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây ra và các quy định của pháp luật có liên quan để nâng cao ý thức cảnh giác của người dân, doanh nghiệp. Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng.
Sáng 9-1, Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội phối hợp với Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức hội nghị tọa đàm tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn củ...
Bộ Y tế vừa công bố kết quả xếp cấp chuyên sâu và cơ bản của 48 cơ sở, bệnh viện trực thuộc. Người dân tự đi khám ngoại trú trái tuyến ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở ...
Dự báo thời tiết hôm nay (9/1), Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa vài nơi, trời rét; Nam Trung Bộ, Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa.
Từ năm học 2025 - 2026 trở đi, các địa phương sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 10 công lập bằng 3 môn: Toán, Ngữ văn và môn thi thứ 3 do địa phương tự chọn.
Chiến lược phát triển giáo dục TPHCM từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu mỗi học sinh biết chơi ít nhất một môn thể thao. Để hoàn thành mục tiêu đó, c...
Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025.
Sáng 7/1, hệ thống quan trắc chất lượng không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục ghi nhận ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang và c...
Theo Nghị định 168 mới, mức phạt với các xe không chính chủ đã tăng so với trước nên người dân cần biết để tránh mắc phải.
Ngày 7/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025, thảo luận 7 dự án luật và nghị quyết c...
nội dung mới