11 kết quả nổi bật của kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm 2024

10/07/2024 11:46
Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng tăng 4,08% (lạm phát cơ bản tăng 2,75%).


Văn phòng Chính phủ đã tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024 nhằm cung cấp thông tin về tình hình KTXH tháng 6 và nửa đầu năm 2024. Tại phiên họp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ đã thông tin về kết quả phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024 và Hội nghị trực tuyến với địa phương dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, với 11 kết quả nổi bật của tình hình phát triển kinh tế-xã hội đất nước 6 tháng đầu năm 2024.

Thứ nhất, tăng trưởng GDP quý II phục hồi mạnh, đạt 6,93%, tính chung 6 tháng đạt 6,42%, cao hơn nhiều cùng kỳ năm 2023 (3,84%) và vượt kịch bản tại Nghị quyết 01 (5,5 - 6%). Cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều tăng trưởng tốt (Nông nghiệp tăng 3,38%; công nghiệp và xây dựng tăng 7,51%; dịch vụ tăng 6,64%).

Thứ hai, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng tăng 4,08% (lạm phát cơ bản tăng 2,75%). An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm (Xuất khẩu gạo đạt trên 4,6 triệu tấn, kim ngạch gần 3 tỷ USD, tăng lần lượt 10,4% và 32% so với cùng kỳ); cơ bản bảo đảm cân đối cung cầu lao động.

Thứ ba, xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, xuất siêu lớn, góp phần bảo đảm cán cân thanh toán. Tính chung 6 tháng xuất khẩu tăng 14,5%; nhập khẩu tăng 17%; xuất siêu 11,63 tỷ USD.

Thứ tư, các lĩnh vực dịch vụ, du lịch phục hồi mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng tăng 8,6%. Số lượt khách quốc tế 6 tháng đạt trên 8,8 triệu lượt, tăng 58,4% so với cùng kỳ 2023 và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019 (trước dịch COVID-19).


Thứ năm, tình hình tài chính - NSNN tiếp tục được cải thiện rõ nét. Tổng thu NSNN 6 tháng đạt 60% dự toán năm, tăng 15,7% so với cùng kỳ. Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và bội chi NSNN được kiểm soát tốt, thấp hơn nhiều giới hạn quy định.

Thứ sáu, đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý II tăng 7,5%; tính chung 6 tháng tăng 6,8% (Trong đó vốn đầu tư của khu vực Nhà nước tăng 4,8%; khu vực ngoài nhà nước tăng 6,7%, khu vực FDI tăng 10,3%). Giải ngân vốn đầu tư công đạt 29,39% kế hoạch. Thu hút FDI 6 tháng đạt 15,19 tỷ USD, tăng 13,1%; vốn FDI thực hiện đạt 10,84 tỷ USD, tăng 8,2% (cao nhất 5 năm qua).

Thứ bảy, phát triển doanh nghiệp tiếp tục xu hướng tăng. Tính chung 6 tháng có 80.500 DN đăng ký thành lập mới, tăng 6,1% và 39.100 DN hoạt động trở lại, tăng 3,9% so với cùng kỳ.

Thứ tám, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện. Trong quý II có 95,1% số hộ gia đình đánh giá có thu nhập ổn định hoặc cao hơn cùng kỳ. Thu nhập bình quân của lao động 6 tháng đạt 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 7,4% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay đã hỗ trợ 21.300 tấn gạo cứu đói; cấp phát hơn 26,2 triệu thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Các hoạt động văn hoá, lễ hội, thể thao được tổ chức vui tươi, an toàn, lành mạnh.

Thứ chín, cải cách hành chính được chú trọng, nhất là cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính; phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh.

Thứ mười, chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng - an ninh được tăng cường; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Tổ chức thành công nhiều hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; ngoại giao kinh tế được đẩy mạnh; uy tín và vị thế đất nước tiếp tục được nâng lên.

Mười một, triển khai hiệu quả tăng thu, tiết kiệm chi, cơ cấu lại đầu tư công để có khoảng 700 nghìn tỷ đồng thực hiện tăng lương với lộ trình phù hợp, được dư luận, người hưởng lương đồng tình cao.

Những kết quả phát triển kinh tế-xã hội nêu trên cũng được nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế đánh giá cao. Trong đó ADB, Standard Chartered, HSBC dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam khoảng 6%. IMF đánh giá Việt Nam là đại diện Đông Nam Á duy nhất lọt vào top 10 với dự báo tăng trưởng 6,4% giai đoạn 2024-2029. Xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 12 bậc; Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu xếp hạng tăng 2 bậc;…


Tin xem thêm

7 động tác thể dục chứng minh bạn vẫn khoẻ sau 45 tuổi

VĂN HOÁ XÃ HỘI
08/07/2025 23:33

7 động tác thể dục chứng minh bạn vẫn khoẻ sau 45 tuổi

Cảnh báo mưa lớn cục bộ ở Hà Nội và khu vực Bắc Bộ

VĂN HOÁ XÃ HỘI
08/07/2025 23:32

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, qua theo dõi trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị sét và ảnh ra đa thời tiết cho thấy mây đối lưu gây mưa đang phát triển ...

Ngày Sôcôla Thế giới diễn ra vào ngày 7/7 hàng năm

VĂN HOÁ XÃ HỘI
07/07/2025 09:52

Ngày Sôcôla Thế giới diễn ra vào ngày 7/7 hàng năm

Paris mở cửa trở lại sông Seine cho người dân bơi lội sau hơn một thế kỷ

VĂN HOÁ XÃ HỘI
07/07/2025 09:51

Paris mở cửa trở lại sông Seine cho người dân bơi lội sau hơn một thế kỷ

Những quy định mới về công chứng, chứng thực người dân cần biết

VĂN HOÁ XÃ HỘI
07/07/2025 09:36

Không còn công chứng bản dịch mà sẽ chứng thực chữ ký người dịch, thêm các trường hợp được công chứng ngoài trụ sở... là những quy định mới của Luật Công chứng 2024.

AI buộc các doanh nghiệp phải thay đổi cách tiếp cận với khách hàng

VĂN HOÁ XÃ HỘI
06/07/2025 23:59

Người dùng dịch chuyển sang tìm kiếm thông tin bằng AI buộc các doanh nghiệp phải thay đổi cách tiếp cận với khách hàng

Emoji: Biểu tượng nhỏ, nhưng có sức mạnh lớn trong cuộc sống số của loài người

VĂN HOÁ XÃ HỘI
06/07/2025 23:58

Emoji: Biểu tượng nhỏ, nhưng có sức mạnh lớn trong cuộc sống số của loài người

Một bộ manga đang khiến mọi người hoảng sợ, không dám đến Nhật Bản. Anh em có dám?

VĂN HOÁ XÃ HỘI
06/07/2025 23:56

Một bộ manga đang khiến mọi người hoảng sợ, không dám đến Nhật Bản

Một vài thói quen vào buổi sáng sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của anh em

VĂN HOÁ XÃ HỘI
06/07/2025 23:55

Một vài thói quen vào buổi sáng sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của anh em