Phản ứng của ngành công nghiệp anime nước Nhật trước thương vụ động trời

13/12/2024 10:01
Phản ứng của ngành công nghiệp anime nước Nhật trước thương vụ động trời

"Việc này thật đáng kinh ngạc..." - 1 nhân viên trong ngành đã thốt lên như vậy trước thông tin chấn động, theo Toyo Keizai. 1 thương vụ quy mô có khả năng thay đổi cấu trúc lẫn cục diện cả ngành. Ngày 20/11, Kadokawa, 1 trong những NXB lớn nhất Nhật Bản, đã chính thức xác nhận nhận được thư ngỏ nêu ý định sơ bộ mua lại cổ phần từ Sony Group. Trước đó vào ngày 19/11, nhiều hãng tin lớn mà đi đầu là Reuters, đã tiết lộ Sony đang đàm phán mua Kadokawa.


Với giá trị thị trường khoảng 600 tỷ yên (tương đương 4.1 tỷ USD), nếu Sony thực sự biến Kadokawa thành công ty con hoàn toàn thì đây sẽ là thương vụ M&A lớn nhất ngành giải trí nước Nhật những năm gần đây. Đại diện Kadokawa từ chối bình luận về chi tiết thương vụ, bao gồm tỷ lệ cổ phần dự kiến mua lại.


Hiện tại, Sony đang là cổ đông nắm 2.1% cổ phần tại Kadokawa. Năm 2021, 2 công ty bắt đầu hợp tác vốn, tận dụng khả năng phát hành anime và game toàn cầu của Sony cùng sức mạnh nội dung từ Kadokawa. Năm 2022, Sony Interactive Entertainment đã đầu tư 14% vào FromSoftware, studio nổi tiếng Kadokawa sở hữu. Cho thấy mối quan hệ 2 bên ngày càng được củng cố.


FromSoftware, cha đẻ tựa game bom tấn Elden Ring với hơn 25 triệu bản bán ra trên toàn thế giới, chắc chắn là 1 phần thưởng hấp dẫn khi thâu tóm xong. Hơn nữa, Kadokawa cũng chính là "mảnh ghép còn thiếu" cho chiến lược kinh doanh anime, lĩnh vực mà tập đoàn đã tuyên bố đặt trọng tâm phát triển.


Với hệ sinh thái công ty con, Sony rõ ràng là thế lực không thể thiếu trong ngành công nghiệp anime Nhật Bản. Hãng sản xuất và lập kế hoạch Aniplex được mệnh danh xưởng tạo hit mạnh nhất ngành, đã cho ra lò vô số cái tên nổi tiếng như Demon Slayer và sở hữu 2 studio hàng đầu A-1 Pictures, CloverWorks. Crunchyroll, nền tảng streaming anime bản quyền lớn nhất thế giới, có hơn 15 triệu thuê bao trả phí tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tập đoàn bao phủ toàn bộ chuỗi giá trị từ lên kế hoạch, sản xuất, phát hành, cấp phép,…


Song, ngay cả Sony cũng còn thiếu một mảnh ghép quan trọng trong kinh doanh anime: khả năng sáng tạo IP. Việc tạo ra IP mới có thể thông qua nhiều hình thức như manga, light novel, anime kịch bản gốc, hoặc video game. Khi một IP tự sản xuất trở nên phổ biến, các công ty khác sẽ muốn sử dụng IP đó cho sản phẩm đa phương tiện, hàng hóa, quảng cáo, v.v..., tạo ra nguồn thu nhập bản quyền hấp dẫn. Việc sử dụng IP của công ty khác cũng giúp mở rộng điểm tiếp xúc với công chúng và quảng bá cho nội dung gốc. Vì vậy, mọi người đều luôn nỗ lực tìm kiếm và phát triển IP mới.


Mặc dù Sony đã có những thành công nhất định với anime gốc, chẳng hạn LycoReco của Aniplex, nhưng chi phí sản xuất anime và video game ngày càng tăng cao. 1 anime 13 tập có thể ngốn từ 500 triệu đến 1 tỷ Yên (3.4 triệu đến 6.8 triệu USD), trong khi 1 tựa game có thể tiêu tốn hàng chục thậm chí hàng trăm tỷ Yên (hàng trăm triệu USD). Việc liên tục sản xuất anime kịch bản gốc mà không có lượng fan sẵn có từ nguyên tác là 1 rủi ro lớn về mặt tài chính. Vì ban đầu khách hàng sẽ cảm thấy xa lạ với IP.


Trong khi đó, chi phí sản xuất manga và light novel thấp hơn đáng kể so với anime và video game, cho phép tạo ra IP gốc với số lượng lớn. Càng nhiều IP được tạo ra, xác suất xuất hiện những IP nổi tiếng càng cao. Nhiều anime Sony nổi tiếng gần đây đều dựa trên manga - Demon Slayer, Mashle, Bocchi the Rock!WIND BREAKER - cho thấy tầm quan trọng của manga trong việc tạo ra IP thành công.


Để giành được quyền sản xuất anime từ những tác phẩm manga nổi tiếng, nhà sản xuất anime phải xây dựng mối quan hệ tốt với BTV ở các tạp chí manga, đặc biệt là Weekly Shonen Jump của Shueisha. Họ cũng phải tôn trọng ý kiến mangaka trong quá trình sản xuất, quảng cáo và khai thác IP, điều này đôi khi hạn chế tự do sáng tạo.


Tuy nhiên, ngành xuất bản cũng chứa đầy rủi ro, không có gì đảm bảo sẽ luôn có nguồn cung ổn định các tác phẩm manga ăn khách. Do đó, việc phụ thuộc vào NXB bên ngoài là một rủi ro đáng kể đối với công ty sản xuất anime gồm cả Sony. Ngoài ra họ cũng phải chia 1 phần lợi nhuận cho chủ sở hữu bản quyền gốc nữa. Tình hình sẽ thay đổi hoàn toàn nếu họ mua Kadokawa.


Kadokawa là một trong 3 tập đoàn xuất bản lớn nhất Nhật Bản, bên cạnh Hitotsubashi Group (sở hữu Shogakukan và Shueisha) và Kodansha (sở hữu Otowa Group quản lý hãng thu âm King Records và NXB Kobunsha). Kadokawa sở hữu nhiều nhãn hiệu light novel và manga nổi tiếng, với 5,900 IP được tạo ra riêng trong năm tài chính 2024. Về chất lượng, họ liên tục cho ra mắt IP nổi tiếng, từ light novel, manga đến anime như Re:Zero − Starting Life in Another World, Delicious in Dungeon, RoshidereThe Dangers in My Heart.


Đồng thời, Kadokawa cũng là 1 trong những công ty sản xuất anime hàng đầu Nhật Bản, sánh ngang Aniplex và Toho tạo thành Big 3 của ngành. Gần đây, họ thành công với anime Oshi no Ko dựa trên manga của Shueisha. Tuy nhiên, 1 nhân viên bộ phận anime Kadokawa tiết lộ: "Bộ phận anime nội bộ Kadokawa có chút ưu tiên khi chuyển thể các tác phẩm nổi tiếng của chính họ, đây là lợi thế người nhà."


Nếu thương vụ thành công, Aniplex cũng có khả năng tiếp cận ổn định nguồn IP dồi dào tương tự bộ phận anime nội bộ này. "Nếu hợp tác với Sony, mọi thứ từ nguyên tác đến phát hành toàn cầu sẽ được hoàn thiện. Điều đó thật quá sức tưởng tượng", 1 nhân viên Kadokawa cho biết. "Thương vụ M&A trị giá 600 tỷ Yên là điều chúng tôi không thể làm được. Các lãnh đạo công ty dường như đang rất đau đầu vì bị Sony qua mặt. Cục diện ngành công nghiệp sẽ thay đổi đáng kể" - 1 giám đốc tại 1 hãng anime khác tiết lộ.


Gần đây, Toho là "cơn bão" đang nổi lên với sức mạnh tổng hợp ngày càng tăng trong ngành anime.


Sở hữu chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất Nhật Bản, TOHO Cinemas, Toho có lợi thế lớn trong việc phát hành phim anime chiếu rạp. Họ đã chuyển thể thành công nhiều IP nổi tiếng của Shonen Jump thành anime, thậm chí còn vượt mặt cả Aniplex, bao gồm My Hero Academia, Haikyu!!, Jujutsu KaisenSPY×FAMILY. Tất cả đều đạt doanh thu phòng vé cao, tương xứng với danh tiếng nguyên tác.


Không thể bỏ qua những thương vụ M&A mạnh mẽ của Toho. Tháng 11/2023, Toho hợp tác vốn với một studio anime Thái Lan. Tháng 6 năm nay, họ mua lại Science SARU, studio anime nổi tiếng đứng sau Dandadan. Tháng 10, Toho mua 6% cổ phần CoMix Wave Films, studio thực hiện nhiều tác phẩm của đạo diễn Makoto Shinkai gồm Your Name.


Quan trọng hơn là việc Toho mua lại GKIDS vào tháng 10. GKIDS là nhà phân phối anime hàng đầu tại Bắc Mỹ, nổi tiếng với việc phát hành các tác phẩm Studio Ghibli. Trong buổi họp BCTC ngày 16/10, Chủ tịch Toho, ông Hiroyasu Matsuoka, cho biết: "Chúng tôi muốn trở thành cầu nối đáng tin cậy cho các nhà sản xuất anime Nhật Bản khi họ muốn phát hành tác phẩm ra nước ngoài, thông qua GKIDS hoặc Toho." Đây rõ ràng là tuyên bố cạnh tranh trực tiếp với Crunchyroll của Sony trong lĩnh vực phân phối.


Tuy nhiên, điểm yếu của Toho cũng nằm ở khả năng sáng tạo IP. Để giải quyết vấn đề, tháng 8 vừa qua, Toho đã hợp tác vốn với Bandai Namco Holdings, công ty có thế mạnh phát triển IP từ video game, anime đến đồ chơi, nhằm mục đích mở rộng và khai thác IP gốc cả trong và ngoài nước. Động thái này cũng được coi là bước đi đón đầu Sony.


Trước đây, 1 giám đốc điều hành của 1 công ty điện ảnh lớn đã nhận định về chiến lược của Toho: "Mặc dù chưa có thông tin chính thức, nhưng tôi nghĩ rằng cuối cùng họ cũng muốn M&A 1 nền tảng phát hành video trực tuyến (như của Sony)." Nếu sở hữu Kadokawa, khoảng cách về năng lực tổng hợp giữa Sony và Toho sẽ càng lớn, buộc Toho phải thực hiện những bước đi táo bạo hơn.


Tuy nhiên, việc mua lại Kadokawa không phải là giải pháp vạn năng cho Sony. Khác với Shueisha liên tục cho ra mắt những IP bom tấn, Kadokawa tập trung tạo ra thật nhiều IP tầm trung, đặc biệt là ông vua thể loại isekai. Trên thực tế, vài ý kiến cho rằng: "Vì Shueisha và Kodansha đã có những nguyên tác rất mạnh, nên Sony mua lại Kadokawa cũng không ảnh hưởng nhiều đến chúng tôi."


Vấn đề quan trọng là làm thế nào để tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách chọn IP nào chuyển thể thành anime, trong bối cảnh nhu cầu tăng cao dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn lực studio. Nếu việc chuyển thể các tác phẩm Shueisha và Kodansha vẫn hiệu quả hơn so với light novel từ Kadokawa, hiệu quả thương vụ M&A này có thể bị hạn chế.


Để tối đa hóa lợi ích, Sony cần củng cố hệ thống sản xuất bao gồm cả những studio bên ngoài (ufotable, Shaft,...). Kế hoạch thành lập học viện đào tạo họa sĩ diễn hoạt ở nước ngoài và phát triển phần mềm chuyên dụng cho sản xuất anime, được công bố trong buổi thuyết trình chiến lược kinh doanh tháng 5, sẽ đóng vai trò quan trọng nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp lẫn chính họ.


Ngành công nghiệp anime Nhật Bản đang chứng kiến những biến động mạnh với hàng loạt thương vụ đầu tư và hợp tác quy mô lớn. Tất cả đang hồi hộp theo dõi diễn biến thương vụ giữa hai ông lớn. 1 thương vụ được cho là sẽ định hình lại cả ngành, tạo ra 1 siêu tập đoàn truyền thông đáng gờm.


Tin xem thêm

Tim Cook giải thích vì sao Apple không thu phí Apple Intelligence

CÔNG NGHỆ
27/12/2024 09:17

Tim Cook giải thích vì sao Apple không thu phí Apple Intelligence

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ...

CÔNG NGHỆ
26/12/2024 12:17

Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số được thành lập do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban, ngoài ra còn lập Hội đồng...

Test Pin: iPhone 14 Plus

CÔNG NGHỆ
26/12/2024 12:10

Test Pin: iPhone 14 Plus

Đo Nhiệt: iPhone 14 Plus

CÔNG NGHỆ
26/12/2024 12:08

Đo Nhiệt: iPhone 14 Plus

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

CÔNG NGHỆ
25/12/2024 14:45

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

AirPods Pro thế hệ tiếp theo sẽ có khả năng theo dõi nhịp tim?

CÔNG NGHỆ
25/12/2024 14:36

AirPods Pro thế hệ tiếp theo sẽ có khả năng theo dõi nhịp tim?

Vì sao Apple không tự làm công cụ tìm kiếm?

CÔNG NGHỆ
25/12/2024 14:32

Vì sao Apple không tự làm công cụ tìm kiếm?

Điểm tên 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024

CÔNG NGHỆ
24/12/2024 08:33

Ngày 23/12, Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam công bố kết quả bình chọn 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ nổi bật năm 2024.

Thẻ của anh em có hiện lịch sử giao dịch trên Apple Pay chưa?

CÔNG NGHỆ
24/12/2024 08:24

Thẻ của anh em có hiện lịch sử giao dịch trên Apple Pay chưa?