Tai nạn máy bay trong thế chiến thứ II mở đường cho sự ra mắt của thấu kính nội nhãn nhân tạo

14/02/2025 15:24
Tai nạn máy bay trong thế chiến thứ II mở đường cho sự ra mắt của thấu kính nội nhãn nhân tạo

Ngày nay, thấu kính nội nhãn nhân tạo là một thiết bị phổ biến trong phẫu thuật đục thuỷ tinh thể, nhưng ít ai biết rằng một tai nạn trong chiến tranh đã dẫn đến sự phát minh của thiết bị này, vốn được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất của y học hiện đại khi nó đã thay đổi cuộc sống của hàng triệu người.


Câu chuyện về bác sĩ nhãn khoa Harold Ridley và phi công Gordon Cleaver là một ví dụ điển hình về cách bi kịch cá nhân có thể dẫn đến những đột phá y học mang tính cách mạng, cứu giúp hàng triệu người trên toàn thế giới. Đây là câu chuyện về sự phát minh ra thấu kính nội nhãn nhân tạo (intraocular lens - IOL) cách đây 75 năm, một thiết bị mà ngày nay được sử dụng phổ biến trong phẫu thuật đục thủy tinh thể.


Bối cảnh lịch sử


Vào ngày 15 tháng 8 năm 1940, trong trận chiến nước Anh, phi công của Không quân Hoàng gia Anh, Gordon Cleaver, bị bắn rơi khi đang chiến đấu với máy bay ném bom của Đức Quốc xã. Khi máy bay của ông bị trúng đạn, mảnh vỡ từ tấm kính Plexiglas của buồng lái đã găm vào mắt ông. Mặc dù bị thương nặng, Cleaver vẫn sống sót và trở thành một anh hùng chiến tranh. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là những mảnh Plexiglas trong mắt ông đã dẫn đến một khám phá y học bất ngờ mà loài người sẽ phải biết ơn vì sự cố này đã xảy ra với ông.


Phi công Gordon Cleaver trong chiến tranh thế giới thứ II


Bác sĩ nhãn khoa Harold Ridley, người điều trị cho Gordon Cleaver


Sau khi bị tai nạn, Cleaver được điều trị bởi bác sĩ nhãn khoa Harold Ridley, người nhận thấy rằng các mảnh Plexiglas trong mắt Cleaver không gây ra viêm nhiễm hay phản ứng miễn dịch nghiêm trọng nào. Đây là một vấn đề rất bất thường vì các dị vật trong mắt thường dẫn đến viêm nhiễm nghiêm trọng. Quan sát này đã gieo mầm cho ý tưởng tạo ra một thấu kính nhân tạo mà cơ thể có thể thích nghi được.


Sự ra đời của thấu kính nội nhãn


Năm 1948, khi Ridley đang thực hiện phẫu thuật loại bỏ thủy tinh thể cho một bệnh nhân khác, ông nhớ lại trường hợp của Cleaver và nảy ra ý tưởng mới: thay thế thủy tinh thể bị đục bằng một thấu kính nhân tạo làm từ chất liệu acrylic (Plexiglas). Trên thực tế tại thời điểm đó, những ca phẫu thuật loại bỏ thuỷ tinh thể chỉ giúp bệnh nhân khôi phục một phần thị lực. Sau đó, họ sẽ phải đeo những cặp kính dày cộm để cải thiện thị lực, tuy nhiên chất lượng của những ca phẫu thuật và những cặp kính đó vẫn rất kém.


Thấu kính nhân tạo đầu tiên, được sản xuất vào năm 1947 - 1948


Với ý tưởng này, Ridley hợp tác với công ty quang học Rayner & Keeler và Imperial Chemical Industries để chế tạo một nguyên mẫu thấu kính nhân tạo bằng acrylic chất lượng cao, giống như thuỷ tinh thể tự nhiên. Ngày 29 tháng 11 năm 1949, ông thực hiện ca cấy ghép đầu tiên nhưng phải dừng lại vì thấu kính không ổn định. Đến ngày 8 tháng 2 năm 1950, Ridley thành công trong việc cấy ghép thấu kính nội nhãn đầu tiên trên thế giới. Một số bệnh nhân của ông đã lấy lại được thị lực hoàn toàn (10/10).


Sự phản đối và công nhận muộn màng


Mặc dù phát minh của Ridley là một bước tiến lớn trong y học, nhưng ban đầu nó lại bị cộng đồng nhãn khoa chỉ trích gay gắt. Ông bị cáo buộc là hành nghề sai trái và phải đối mặt với sự chế giễu tại các hội nghị khoa học. Sự phản đối mạnh mẽ khiến Ridley rơi vào trầm cảm và ông coi sự nghiệp của mình là thất bại khi nghỉ hưu vào năm 1971.


Bài báo đầu tiên mà bác sĩ Harold trình bày tại Oxford nhưng lại bị chỉ trích gay gắt


Tuy nhiên, đến những năm 1980, thế hệ bác sĩ nhãn khoa mới bắt đầu chấp nhận kỹ thuật này. Đến những năm 1990, phẫu thuật đục thủy tinh thể với cấy ghép thấu kính nội nhãn đã trở thành tiêu chuẩn điều trị trên toàn cầu. Năm 2000, Harold Ridley được phong tước hiệp sĩ bởi Nữ hoàng Elizabeth II để ghi nhận đóng góp to lớn của ông. Ông qua đời vào năm 2001 ở tuổi 94.


Ngày nay, hơn 26 triệu ca phẫu thuật đục thủy tinh thể với cấy ghép thấu kính nội nhãn được thực hiện mỗi năm trên toàn thế giới. Các thấu kính hiện đại có thể gấp lại để đưa qua vết mổ nhỏ chỉ 1.8 mm và tự bung ra bên trong mắt. Thành tựu này không chỉ cải thiện thị lực mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người.


Tin xem thêm

Tốc độ ánh sáng cần bao lâu để du hành vũ trụ?

CÔNG NGHỆ
21/03/2025 08:17

Tốc độ ánh sáng cần bao lâu để du hành vũ trụ?

Trên tay Leica Lux Grip: giá 329 USD, thêm 70 USD sử dụng hàng năm, cho ai đam mê

CÔNG NGHỆ
21/03/2025 08:13

Trên tay Leica Lux Grip: giá 329 USD, thêm 70 USD sử dụng hàng năm, cho ai đam mê

Đánh giá Assassin's Creed Shadows: Hạ thấp kỳ vọng một chút, sẽ thấy game hay

CÔNG NGHỆ
21/03/2025 08:11

Đánh giá Assassin’s Creed Shadows: Hạ thấp kỳ vọng một chút, sẽ thấy game hay

Vừa ra mắt, Pixel 9a bị hoãn bán ra vì chất lượng linh kiện có vấn đề

CÔNG NGHỆ
20/03/2025 06:17

Vừa ra mắt, Pixel 9a bị hoãn bán ra vì chất lượng linh kiện có vấn đề

Google Pixel 9a ra mắt: Giá từ 12.7 triệu, camera 48 MP, pin dùng 30 giờ, tích hợp trợ lý ảo Gemini

CÔNG NGHỆ
20/03/2025 06:15

Google Pixel 9a ra mắt: Giá từ 12.7 triệu, camera 48 MP, pin dùng 30 giờ, tích hợp trợ lý ảo Gemini

Gemini đã có tính năng Canvas, người dùng và AI cùng làm việc chung 1 chỗ, miễn phí cũng dùng được

CÔNG NGHỆ
20/03/2025 06:13

Gemini đã có tính năng Canvas, người dùng và AI cùng làm việc chung 1 chỗ, miễn phí cũng dùng được

Tốc độ mạng iPhone 16e và iPhone 16: Modem Apple tự làm có ngon?

CÔNG NGHỆ
20/03/2025 06:11

Tốc độ mạng iPhone 16e và iPhone 16: Modem Apple tự làm có ngon?

Mua laptop AI ASUS: Intel Core Ultra 200H, AMD Ryzen AI 7 và Qualcomm Snapdragon X, chọn máy nào?

CÔNG NGHỆ
19/03/2025 07:58

Mua laptop AI ASUS: Intel Core Ultra 200H, AMD Ryzen AI 7 và Qualcomm Snapdragon X, chọn máy nào?

Tổng hợp rò rỉ Samsung Galaxy Z Fold7 mới nhất: Mỏng hơn, nếp gấp màn hình mờ hơn, camera 200 MP?

CÔNG NGHỆ
19/03/2025 07:57

Tổng hợp rò rỉ Samsung Galaxy Z Fold7 mới nhất: Mỏng hơn, nếp gấp màn hình mờ hơn, camera 200 MP?